Hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý ngoại hối, thanh toán quốc tế và xuất nhập

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 82 - 83)

và xuất nhập khẩu

Thanh toán quốc tế bằng L/C đã, đang và sẽ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam nói riêng và các nước nói chung nên rất cần các văn bản pháp lý giải thích rõ ràng về mối quan hệ giữa tập quán quốc tế UCP 600 và luật pháp trong nước.

Ở Việt Nam, việc áp dụng các tập quán quốc tế chỉ có thể thực hiện khi nó không trái với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc gia hoặc không bị luật quốc gia ngăn cấm. Thực tế này đặt các ngân hàng thương mại Việt Nam trước sự lựa chọn khó khăn khi có xung đột giữa UCP 600 và pháp luật Việt Nam: Nếu theo UCP 600 thì trái với pháp luật Việt Nam, mà nếu theo luật Việt Nam thì trái với UCP 600.

Ví dụ, một trường hợp người thụ hưởng xuất trình BCT đòi tiền phù hợp hoàn toàn với yêu cầu của L/C, nhưng hàng hóa được giao thực tế thì lại kém phẩm chất và thiếu số lượng khiến người mua không muốn nhận hàng và đề nghị hủy hợp đồng.

Theo pháp luật Việt Nam, căn cứ theo điều 32, Nghị định 63/NĐ-CP ngày 17/8/1998, NHPH có thể từ chối trả tiền cho người bán (vì nếu trả tiền thì trong trường hợp này, doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam bị thiệt hại quá lớn). Nhưng rõ ràng nếu từ chối thì NHPH đã thực hiện không đúng tinh thần của UCP 600, tức là đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo L/C đã phát hành. Lúc này, uy tín của NHPH bị suy giảm không những với người hưởng lợi, mà còn cả với NHđCĐ - ngân hàng đã thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu BCT.

Tóm lại, việc từ chối trả tiền của NHPH làm mất đi tính độc lập của L/C, lúc này việc quyết định thanh toán dựa vào hàng hóa.

Do vậy, pháp luật Việt Nam cần cụ thể hóa hơn nữa về cách giải quyết khi có xung đột giữa UCP và pháp luật Việt Nam. Cần thiết phải có một văn bản pháp luật riêng trả lời được các câu hỏi:

- Tính chất pháp lý của UCP 600 đối với các bên tham gia tín dụng chứng từ. - Các xung đột và cách giải quyết xung đột giữa luật pháp Việt Nam, luật của các quốc gia khác và tập quán quốc tế về tín dụng chứng từ.

Đây phải là một văn bản độc lập và đầy đủ bởi phương thức thanh toán bằng L/C ngày càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của đối với sự phát triển thương mại quốc tế nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng ở Việt Nam.

Một vấn đề nữa là phải tăng tính cưỡng chế của các phán quyết: Các phán quyết của trọng tài hoặc tòa án dựa trên UCP 600 phải được các bên liên quan thực hiện. Thực tế ở Việt Nam, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vì chưa đủ sức mạnh, tầm vóc về kinh tế, nước ta vẫn phụ thuộc khá mạnh vào quốc tế. Chính vì thế các bên Việt Nam thường phải hoạt động theo thông lệ quốc tế. Thế nhưng quan hệ giữa các bên trong nước, luật pháp chưa thực sự đảm bảo được quyền lợi cho các bên và tính cưỡng chế vẫn còn thấp. Chính sự phát triển không đồng bộ của luật pháp trong nước và quốc tế là nguyên nhân gây ra tranh chấp giữa các bên.

Ví dụ: NHPH Việt Nam tuân thủ đúng tinh thần UCP 600 đã thanh toán tiền cho xuất trình phù hợp của người thụ hưởng nước ngoài nhưng sau đó người mua lại không hoàn trả cho Ngân hàng vì những lý do không chính đáng . Trong trường hợp này, luật pháp Việt Nam phải cưỡng chế người mua hoàn trả tiền cho NHPH.

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 82 - 83)