hàng thuơng mại Việt Nam
Một mắt xích quan trọng quyết định hoạt động giao thương giữa các nước có thành công hay không là thanh toán quốc tế, với nhiều hình thức đa dạng của phương thức thanh toán phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế và điều kiện cụ thể. Hiện nay ở nước ta, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn đang chiếm tỷ lệ sử dụng nhiều nhất trong số các phương thức thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam đang trong thời kỳ đầu hội nhập không tránh khỏi sự non nớt, thiếu kinh nghiệm khi tham gia vào sân chơi quốc tế. Một phần do không theo kịp nhịp độ phát triển toàn cầu, nên luôn tham gia với phương châm “hoà nhập nhưng không hoà tan”. Do đó, dù nói là hội nhập nhưng luôn mang theo cơ sở pháp lý, luật quốc gia dẫn đến việc không tránh khỏi những bất cập và xung đột phát sinh trong quá trình thanh toán. Nhận biết được vấn đề đó, một yêu cầu tất yếu đòi hỏi chúng ta phải thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trên tinh thần thống nhất theo một tổng thể chung, hoà nhập tương hỗ cùng có lợi. Khi đó, sẽ hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng của ngành ngân hàng, biết cách vận dụng UCP 600 để giải quyết những tranh chấp không may phát sinh.
Thanh toán bằng L/C là một trong những sản phẩm dịch vụ quan trọng của ngân hàng, và việc phát triển hoạt động này cũng không nằm ngoài định hướng phát triển dịch vụ chung của ngành ngân hàng. Cụ thể định hướng hoạt động thanh toán quốc tế
bằng phương thức tín dụng chứng từ của các NHTM Việt Nam trong những năm tới như sau:
- Phát triển và hoàn thiện thanh toán quốc tế bằng L/C sao cho các chứng từ được xử lý một cách chuyên nghiệp hơn. Có bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận kiểm tra, xử lý chứng từ.
- Một số ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng có quy mô nhỏ (Ví dụ ACB, An Bình.) tập trung thanh toán quốc tế về một đầu mối là trung tâm Thanh toán quốc tế để hạn chế sai sót về nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Nâng cao doanh số thu phí từ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, trong đó có xem xét, cân nhắc đến tỷ trọng doanh số thanh toán quốc tế của từng phương thức (chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ.)
- Nâng cao khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngoài, và giữa các ngân hàng thương mại trong nước với nhau bằng hình thức tư vấn cho khách hàng trước khi ký hợp đồng, khi mở L/C và khi lập bộ chứng từ; miễn ký quỹ, giảm chi phí cho khách hàng lớn, khách hàng thường xuyên, thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
- Có những chương trình nghiên cứu sâu về thị trường tiềm năng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, tìm hiểu luật pháp liên quan của các nước, khu vực để xây dựng chiến lược và cách thức thâm nhập, mở rộng hoạt động phù hợp. Phối hợp giữa các NHTM tổ chức những hội thảo về phương thức tín dụng chứng từ để đưa ra những bài học kinh nghiệm, những cách giải quyết tranh chấp phát sinh trong phương thức này.
- Đẩy mạnh phát triển quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng trên thế giới phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung phương thức thanh toán TDCT nói riêng.
- Hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng truyền thống đi kèm, phát hành những gói sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm thu hút khách hàng này sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình. Đặc biệt là những dịch vụ, sản phẩm trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều tiềm năng khai thác.
- Bảo đảm an toàn và hiệu quả trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ bằng cách phổ biến UCP 600, các văn bản pháp lý liên quan đến từng cán bộ làm thanh toán quốc tế, cho vay xuất nhập khẩu.. .nắm rõ và hiểu toàn diện về phương thức này.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào công tác thanh toán quốc tế, phát triển và sử dụng có hiệu quả mạng thanh toán quốc tế SWIFT để nâng cao chất lượng TTQT.
3.2. Giải pháp phòng ngừa tranh chấp trong phương thức thanh toán tíndụng chứng từ bằng việc vận dụng UCP 600