Tình hình thanh toán quốc tế bằng L/C tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 48)

Tùy theo từng thời kỳ, hoạt động TTQT chịu sự biến đổi của tình hình kinh tế thế giới nói chung và hoạt động tại mỗi NHTM nói riêng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, trong ba phương thức thanh toán quốc tế mà các ngân hàng thương mại cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. Thì TTQT bằng L/C luôn chiếm vị trí nòng cốt trong các phương tiện TTQT mà các NHTM Việt Nam đang cung cấp.

Trong năm 2012, cán cân thanh toán quốc tế 9 tháng đầu năm thặng dư ở mức 8 tỷ USD. Đây là điều kiện quan trọng để tăng dự trữ ngoại tệ của cả nước và là tiền đề giúp các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu.

hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng hoạt động TTQT bằng L/C của các NHTM Việt Nam vẫn không bị ảnh hưởng quá nhiều. Đặc biệt là các NHTM lớn: Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank, luôn duy trì được sự ổn định trong hoạt động TTQT nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng. Ngoài ra các NHTM cổ phần

Vietcombanknhư: Habubank, Techcombank, Sacombank, Oceanbank, PG bank,...cũng có mức tăng602 60,1 60,7 60,4 liên tục qua các năm về doanh số TTQT bằng L/C.

- về doanh số thanh toán L/C xuất khẩu: Các ngân hàng đều có mức tăng về doanh số L/C xuất qua các năm.

+ Ngân hàng Vietcombank, năm 2011, doanh số thanh toán L/C xuất qua Vietcombank tăng mạnh (32,3%) so với năm ngoái, chiếm 22,6% thị phần cả nước.

+ Ở BIDV, Agribank, Vietinbank, là 3 ngân hàng lớn cũng vẫn duy trì mức tăng về doanh số L/C xuất, nhưng giai đoạn 2009 - 2011 mức tăng chưa cao. Năm 2009 mức tăng đạt tương đối, đặc biệt BIDV, với việc mở rộng mạng lưới và mở rộng dịch vụ cho khách hàng nên thu hút lượng khách hàng lớn, với doanh số năm 2009 tăng 2.389 triệu USD.

+ Ở các NHTM cổ phần khác, phần đa hoạt động TTQT không phải là hoạt động chiếm vị thế, nhưng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hệ thống các NHTM, các ngân hàng luôn nỗ lực để tăng doanh số về cả lĩnh vực chiếm ưu thế và lĩnh vực không chiếm ưu thế.

- về doanh số thanh toán L/C nhập khẩu:

Điển hình vẫn là Vietcombank, doanh số luôn đạt mức cao nhất trong 4 Ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Doanh số L/C nhập của Vietcombank tăng trung bình là 2.000 triệu USD một năm. Doanh số thanh toán đều đạt hơn 10.000 triệu USD. Đây là một con số khá lớn, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động TTQT bằng L/C của VCB nói chung và L/C nhập nói riêng. Điều này chứng tỏ lượng khách hàng của VCB tương đối ổn định. Năm 2011 doanh số thanh toán L/C nhập khẩu qua Vietcombank tăng 21 % so với năm trước, chiếm thị phần 19 % trong tổng kim ngạch thanh toán cả nước.

Các NHTM khác cũng đạt mức tăng đáng kể về doanh số giao dịch, trung bình mức tăng trong thanh toán L/C nhập là 25%/năm.

Kết quả trên cho thấy sự tăng trưởng cũng như tiềm năng phát triển dịch vụ TTQT bằng L/C ở các NHTM Việt Nam. Và cùng với đó, trong tương lai sẽ là các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động TTQT bằng L/C.

Bảng 2.3. Tỷ trọng thanh toán bằng L/C so với tổng doanh số TTQT tại một số NHTM Việt Nam

ACB 60 60,2 60,3 60,5

Techcombank 60,3 59,7 58,3 58,1

thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam

2.2.1. Triển khai các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam

Để thống nhất quy trình thực hiện và theo dõi nghiệp vụ TTQT bằng L/C trong toàn hệ thống NHTM ở Việt Nam, đồng thời phù hợp với các thông lệ TTQT, các quy định của nhà nước và Ngân hàng Nhà nước, các NHTM hiện đang thực hiện hoạt động TTQT bằng L/C qua các văn bản quy định chung và các văn bản cụ thể sau:

a. Xét trên phạm vi quốc gia

- Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN, ngày 25/05/2001, về ban hành “Quy chế

mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm”.

- Nghị định 64/2001/NĐ-CP về “Hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”.

- Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002, về việc ban hành “Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”.

- Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN, ngày 08/10/2002, về việc ban hành “Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”.

- Quyết định 1325/2004/QĐ-NHNN, ngày 15/4/2004 về việc ban hành “Quy chế chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá”.

- Luật các công cụ chuyển nhượng 49/2005/QH 11 ban hành ngày 29/5/2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam.

- Quyết định 63/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành “Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ công cụ chuyển nhượng của TCTD đối với khách hàng”, ngày 29/12/2006.

b. Xét trong phạm vi Ngân hàng thương mại

Trên cơ sở các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT bằng L/C được chính phủ và các cơ quan hữu quan ban hành, mỗi hệ thống NHTM Việt Nam xây dựng hàng loạt các văn bản nhằm hướng dẫn thực hiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

- Quyết định số 1355/NHNT-QLTD, ngày 12/10/2001, về “Thực hiện mở L/C trả chậm”, ban hành theo quyết định 711/2001/QĐ-NHNN.

- Quyết định số 29/2001/QĐ/NHNT-THTT, ban hành ngày 16/04/2001, về việc ban hành “Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ và nhờ thu kèm chứng từ với nước ngoài trong hệ thống ngân hàng Ngoại thuơng Việt Nam”.

- Quyết định số 40/QĐ/NHNT-THTT ban hành “Quy trình thanh toán xuất nhập khẩu theo hình thức TDCT và nhờ thu chứng từ trong hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”.

- Quyết định số 438/QĐ-NHCT 22, ban hành ngày 20/10/1999, về việc ban hành

“Quy chế và quy trình nghiệp vụ TTQT trong hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam”.

- Quyết định số 1964/QĐ - NHCT 22 ngày 10/11/2006 ban hành “Quy chế trong nghiệp vụ tài trợ thương mại”.

- Quyết định số 2073/QĐ-NHCT 22 ngày 27/11/2006 ban hành “Quy trình nghiệp vụ thư tín dụng”

- Quyết định số 2002/QĐ-NHCT 22 ngày 17/11/2006 ban hành “Quy trình nghiệp vụ chiết khấu chứng từ xuất khẩu”

- Quyết định số 1988/QĐ-NHNo-QHQT, ngày 15/12/2005 về việc “Quy định về

quy trình nghiệp vụ TTQT trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam”.

- Quyết định số 858/QĐ-NHNo-QHQT về việc ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 1998/QĐ-NHNo-QHQT của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

- Quyết định số 3056/NHNo-QHQT ban hành ngày 29/6/2007 về việc “Hướng dẫn thực hiện mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm” của Tổng Giám Đốc ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

- Quyết định số 3115/QĐ-HĐH ngày 01/07//2004 của Giám đốc Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam.

- Quyết định số 4929 ban hành ngày 13/09/2005 về “Quy trình thanh toán quốc tế” của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Có thể nhận thấy rất rõ ràng về các NHTM Việt Nam tiếp cận khá nhanh chóng với yêu cầu của quốc tế, ngay từ thời điểm trước khi gia nhập WTO. Các văn bản pháp

2.2.2. Thực trạng vận dụng UCP 600 để giải quyết các tranh chấp trongphương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam

2.2.2.1. Tranh chấp liên quan đến chứng từ đòi tiền theo L/C

a. Tranh chấp liên quan đến hóa đơn thương mại

Tranh chấp này xuất phát từ việc mô tả hàng hóa trên hóa đơn không đúng với quy định của L/C. Để tránh xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng dẫn đến tranh chấp, kiện tụng không đáng có giữa các bên, ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu nên hướng dẫn khách hàng của mình khi lập hóa đơn thương mại tốt nhất là sự mô tả hàng hóa nên chính xác như trong thư tín dụng.

Khi vận dụng UCP 600, ICC để giải quyết tranh chấp, sử dụng điều khoản 18c - Điều khoản về mô tả trên hóa đơn thương mại

Tình huống điển hình

Phương thức thanh toán: Thư tín dụng không hủy ngang tuân thủ UCP 600 NHPH: BIDV Đà Nang

Người yêu cầu mở L/C: Hachimex Đà Nang Người hưởng lợi: Tienjin Chemicals, Trung Quốc Ngân hàng đòi tiền: Bank of China Tianjin

Mặt hàng hóa chất

Mô tả hàng hóa: Mã hàng 160-4609 và 271-3211 Trị giá thư tín dụng: 35.000 USD CIF Tiên Sa

Khi BCT được xuất trình đến BIDV Đà Nang, hóa đơn thương mại ghi 3 mã hàng như sau:

160 - 4609 đơn giá 42,00 USD/kg 271 - 3211 đơn giá 32,45 USD/kg 511-67: miễn phí (Free)

BIDV Đà Nang thông báo từ chối thanh toán vì lý do mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại không đúng theo L/C đã mở.

Người hưởng lợi và ngân hàng đòi tiền Trung Quốc không chấp nhận lấy lý do từ chối trên, họ cho rằng:

+ Mặt hàng thứ 3 được mô tả trên hóa đơn không có trong thư tín dụng thì điều 18 UCP 600 không cấm, hơn nữa, giá trị hóa đơn cũng không bị ảnh hưởng.

+ Điều kiện giao hàng không phải là một phần của mô tả hàng hóa mà thuộc về các điều khoản không liên quan đến chứng từ (non-documentary conditions) nên theo điều 18c - UCP 600, đây không phải là sai sót.

BIDV Đà Nang nhất định tuyên bố chứng từ có sai sót vì điều kiện giao hàng CIF Tiên Sa là một bộ phận mô tả của hàng hóa trong thư tín dụng. Nếu không có điều khoản này, các bên tham gia không thể xác định điều kiện giao hàng và thanh toán so với thư tín dụng.

Phân tích và giải quyết tranh chấp

Sau khi xem xét tình huống trên, nhận thấy rằng cả hai bên đối tác đều vận dụng UCP 600 chưa đúng.

Theo điều 14h UCP 600: “Nếu L/C có những điều khoản nhưng không quy định chứng từ phải xuất trình phù hợp với những điều khoản này thì ngân hàng sẽ coi điều khoản này là không có và không xem xét đến chúng”. (L/C có điều kiện nhưng không yêu cầu chứng từ)

Trong trường hợp này thư tín dụng đặt “CIF Tiên Sa” ở sau tổng số tiền nên điều

khoản này được coi như một quy định riêng, giống như quy định về cảng giao hàng, chứ

không phải với tư cách là một phần mô tả hàng hóa. Chỉ khi điều kiện giao hàng được ghi trong mục mô tả hàng hóa, khi ấy mới tạo nên một phần của mô tả hàng hóa.

Kết luận

+ Không dẫn chiếu điều kiện CIF Tiên Sa trên hóa đơn không làm cho BCT đòi tiền trở thành sai sót, việc từ chối thanh toán là không đúng với tinh thần UCP 600.

Vì vậy BIDV Đà Nang phải thanh toán tiền cho công ty Tienjin Chemicals của Trung Quốc.

Bài học kinh nghiệm

Vụ tranh chấp đưa ra bài học kinh nghiệm cho cả bên mở L/C và người thụ hưởng:

+ Đối với ngân hàng đòi tiền Bank of China Tianjin phải tư vấn, hướng dẫn khách hàng của mình hiểu được yêu cầu của hóa đơn thương mại và các chứng từ xuất trình khác. Mô tả hàng hóa trên các hóa đơn này tốt nhất phải đúng, chính xác, tỉ mỉ như mô tả của tín dụng thư (không phải riêng hóa đơn thương mại).

+ Đối với cả ngân hàng Bank of China Tianjin và ngân hàng BIDV Đà Nang đều phải nắm được một cách chuẩn xác và sâu sắc về bản chất của các điều khoản trong thư tín dụng, đâu là điều khoản về mô tả hàng hóa, đâu là điều khoản về giao hàng.

b. Tranh chấp liên quan đến chứng từ vận tải

- về vận đơn đường biển

Thực tiễn thanh toán bằng tín dụng chứng từ đã có nhiều vụ tranh chấp phát sinh từ nguyên nhân vận đơn đường biển không tuân thủ quy định của L/C về cảng bốc hàng, về cảng chuyển tải và phương thức vận chuyển. Cụ thể là, vận đơn đường biển không ghi cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng như quy định của L/C, vì lý do L/C cho phép chuyển tải nên có thể thay tên cảng bốc hàng hoặc cảng dỡ hàng bằng cảng chuyển tải.

Khi L/C được dẫn chiếu UCP 600,để tránh những sai sót không đáng có, B/L cần tuân thủ theo điều 20a - UCP 600 - điều khoản quy định về vận đơn đường biển từ cảng đến cảng.

- Vân đơn đường biển phải chỉ rõ hàng hoá được giao từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng như quy định trong L/C.

- Nếu vận đơn không thể hiện cảng bốc hàng như quy định trong tín dụng là cảng bốc hàng, thì trong ghi chú hàng đã bốc lên tàu phải chỉ ra cảng bốc hàng quy định trong tín dụng.

- Cho dù L/C cho phép chuyển tải nhưng người phát hành vận đơn cần quan tâm

L/C đã quy định cảng bốc và cảng dỡ cụ thể là ở cảng nào để phát hành vận đơn đúng như thế.

Các ngân hàng phục vụ cần giải thích cho khách hàng của mình hiểu được chuyển tải trong vận tải biển là chuyển từ con tàu này sang một con tàu chuyên chở khác trong cùng hành trình từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng quy định trong tín dụng chứ không phải chuyển từ tàu biển sang phương tiện vận tải khác.

Tình huống tranh chấp điển hình

Phương thức thanh toán: L/C không hủy ngang, trả ngay, tuân thủ UCP 600. NHPH: Standard Chartered Bank (SCB) - Bị đơn

NHTB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Người xin mở L/C: Một công ty của Ản Độ

Người hưởng lợi: Công ty dược phẩm Hà Nội - Nguyên đơn. L/C yêu cầu:

1) Trọn bộ 3 bản gốc vận đơn đường biển đã xếp hàng, hoàn hảo.

2) Gửi hàng được tiến hành từ bất kỳ cảng nào của Việt Nam đến cảng Bombay của Ản Độ.

3) Chuyển tải: được phép.

Sau khi gửi hàng, công ty Dược phẩm Hà Nội xuất trình chứng từ cho ACB để chuyển tới SCB đòi tiền. Vận đơn xuất trình có ghi:

Port of loading: Hai Phong Port, Vietnamese. Port of discharge: Cancutta, Indian.

+ SCB đã từ chối thanh toán bộ chứng từ trên vì vận đơn đường biển không thể hiện được việc gửi hàng từ một cảng của Việt Nam tới cảng Bombay của Ản Độ như yêu cầu của L/C.

+ Công ty Dược Phẩm Hà Nội không chấp nhận việc bắt lỗi đó và khẳng định rằng vận đơn xuất trình thực sự đáp ứng được yêu cầu của L/C. Gửi hàng đến Bombay, Ản Độ từ một cảng của Việt Nam. Hơn nữa, L/C cho phép chuyển tải và hàng hóa đã được chuyển tải tại Cancutta để chở tiếp từ đường bộ tới BomBay.

Phân tích và giải quyết tranh chấp

Điều 20(a)(iii) - UCP 600 yêu cầu vận đơn từ cảng đến cảng phải chỉ rõ “cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng như quy định trong thư tín dụng”, cho dù:

+ Vận đơn ghi nơi nhận hàng để gửi khác với cảng bốc hàng, và/ hoặc nơi cảng cuối cùng khác với cảng dỡ hàng; và/hoặc

+ Vận đơn ghi cụm từ “cảng dự định” hoặc các từ tương tự có liên quan đến

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w