Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 96 - 102)

Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Lâu dài và căn bản vẫn luôn luôn là yếu tố con người. Vấn đề mà cả doanh nghiệp XK và NK Việt Nam đều đau đầu đó là trình độ hiểu biết về thanh toán quốc tế,

nghiệp vụ ngoại thương, luật lệ, thông lệ liên quan đến hoạt động TTQT, trình độ tiếng Anh của nhân viên,..Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính gây nên tranh chấp. Tuy nhiên, như đã tìm hiểu, chúng ta có thể thấy rằng các doanh nghiệp, họ hoàn toàn không thể đi sâu vào đào tạo đội ngũ cán bộ hiểu biết về luật pháp quốc tế, các phương thức TTQT như các NHTM được, đây là lý do mang tính chất chủ quan nhiều hơn vì hoạt động chính của họ liên quan đến hàng hoá.

Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải giải quyết được mấy vấn đề cơ bản sau:

- Nâng cao kiến thức về thương mại quốc tế cho cán bộ XNK. Việc này có thể được làm bằng cách kết hợp với các cơ sở đào tạo như: Bộ thương mại, các trường đại học như : Học viện Ngân hàng, Đại học ngoại thương, Đại học thương mại,...để nâng cao hiểu biết về XNK, luật thương mại, luật pháp các quốc gia khác liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế, xung đột giữa luật pháp Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt hơn nữa, các truờng đại học cũng là nơi mà các doanh ngiệp cũng có thể đầu tư để nhận được nguồn nhân lực thực sự có kiến thức chuyên ngành sâu sau này.

- Một điều quan trọng nữa là mỗi nhân viên phải tự mình ý thức nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách nghiên cứu tài liệu về TTQT. Để làm được điều này thì trước hết phải có một trình độ tiếng Anh nhất định, các khoá học Tiếng Anh chuyên ngành trở nên vô cùng cấp thiết. Tất nhiên các giảng viên cũng phải là những người am hiểu về ngoại thương. Có đào tạo như vậy doanh nghiệp mới có thể yên tâm trong khâu ký kết hợp đồng, mở L/C, lập BCT đòi tiền,... không bị mắc lỗi.

Trình độ vững vàng về ngoại thương là điều kiện tiên quyết giúp các DN chủ động hoàn thành tốt công tác ký kết các hợp đồng XNK.

Hai là, cẩn trọng trong tất cả các khâu của quy trình thanh toán

- Với doanh nghiệp NK: Phải thật sự cẩn trọng khi đàm phán kí kết hợp đồng. Chuyển tải chính xác nội dung hợp đồng vào L/C, trước khi chuyển tới NHPH phải kiểm tra lại thật kĩ, những điều khoản về mô tả hàng hoá sao cho thật ngắn gọn nhưng

phải mô tả rõ ràng tránh giao hàng sai lệch, không đúng yêu cầu. Để đảm bảo quyền lợi nên bổ sung vào một số điều khoản chưa rõ ràng của UCP 600 như điều khoản sửa đổi, dung sai,...yêu cầu người bán phải gửi những thông báo rõ ràng, gửi hoa đơn, vận đơn bản sao tới để kiểm tra trước việc thực hiện nghĩa vụ của người bán.

- Với doanh nghiệp XK: Phải xét thật kĩ L/C để phát hiện những điều khoản bổ sung, mập mờ, bất lợi, khó thực hiện để còn yêu cầu sửa đổi, tránh việc sau này không phát hiện được rồi lại phát sinh tranh chấp. Khi lập chứng từ phải chú ý tới một số lỗi hay mắc phải với các chứng từ quan trọng như: B/L, B/E, chứng từ bảo hiểm,...

Ba là, tìm hiểu thật kĩ về đối tác qua các nguồn thông tin.

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng vì nếu đối tác là người có uy tín trên thương trưòng thì hiển nhiên giao dịch với họ sẽ dễ dàng hơn, ít nguy cơ thiệt hại hơn. Do vậy, phải tích cực tìm kiếm thông tin qua ngân hàng phục vụ mình, công ty vận tải giao nhận, công ty tư vấn, Internet, đại sứ quán, phòng thương mại và công nghiệp trong nước, tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài,...Nếu vẫn chưa khai thác được nhiều thì phải đầu tư mua thông tin của các tổ chức uy tín của nước ngoài. Không đầu tư ngay từ ban đầu thì khi hợp đồng đã được thực hiện thiệt hại còn gấp nhiều lần.

Bốn là, doanh nghiệp cần phải đề cao đạo đức trong kinh doanh

Có thể nói, thiện chí trong kinh doanh là vấn đề quan trọng để các giao dịch kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn. Bản thân doanh nghiệp XNK phải tuân thủ UCP 600, ISPB 681,..khi nó được dẫn chiếu áp dụng vào L/C. Không nên vận dụng sai lệch UCP 600 để dành quyền lợi cho mình mà đánh mất uy tín, không nên tìm cách ràng buộc trách nhiệm cho ngân hàng, bạn hàng. Khi có tranh chấp xảy ra, nên kết hợp với ngân hàng để tìm cách giải quyết, có như vậy mới xây dựng được mối quan hệ lâu bền, sau này mình có sai sót cũng có thể được bỏ qua, hơn nữa sử dụng UCP 600 để làm khó bạn hàng, chưa chắc đã giúp doanh nghiệp thực hiện được như ý muốn, vì vậy vấn đề đạo đức trong kinh doanh phải được tuân thủ nghiêm chỉnh. Hãy để L/C thực sự là một công cụ thanh toán chứ không phải công cụ từ chối thanh toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng được trình bày ở chương 2, chương 3 xuất phát từ thực tiễn đó đã đưa ra được những vấn đề cơ bản:

Một là, các giải pháp chung để phòng ngừa tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Hai là, các biện pháp cụ thể để xử lý tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Ba là, các kiến nghị cụ thể đối với từng chủ thể.

Để những giải pháp và kiến nghị này thực sự phát huy tác dụng cần có thời gian và cần có sự phối hợp của tất cả các chủ thể tham gia vào phương thức này.

giải pháp phải đi đầu đó là giải pháp về con người, dù tranh chấp có lớn đến đâu, các điều khoản của UCP 600 có mâu thuẫn đến đâu nhưng nếu bản thân các đối tác tham gia có thiện chí với nhau thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản. Con người luôn là yếu tố hàng đầu để giải quyết các vấn đề quan trọng.

Chính vì thế, xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi của giải pháp về con người và xây dựng uy tín là điều mà các đối tác phải luôn ý thức được.

KẾT LUẬN•

Mở cửa và hội nhập, đó là cơ hội lớn cho sự phát triển về cả kinh tế và văn hoá của tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong đó xuất nhập khẩu luôn là lĩnh vực được quan tâm và đầu tư thoả đáng hơn bao giờ hết và tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán phổ biến nhất được sử dụng trong hoạt động XNK.

Phương thức này ngày càng quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch TTQT của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng. Điều này cũng chứng tỏ sự ưu việt của phương thức này trong hoạt động ngoại thương. Cùng với sự phát triển của hoạt động XNK, phương thức TDCT ngày càng có được nhiều cơ hội phát triển, đồng thời cũng đứng trước nhiều thách thức mới. Các bên liên quan trong thanh toán TDCT không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau về lợi ích, trách nhiệm và quan điểm. Đó là nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp cho các bên khi tham gia vào phương thức này và cũng là lý do khiến UCP 600 trở thành một nguồn luật quan trọng được dẫn chiếu với mục đích điều chỉnh mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể, đặc biệt là khi phát sinh những tranh chấp.

Nhằm giúp cho hoạt động thanh toán bằng TDCT được thực hiện hiệu quả hơn, Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600) dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức TDCT của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã ra đời và được các doanh nhân, ngân hàng cũng như các bên liên quan khác của thư tín dụng đánh giá rất cao. Hiểu rõ bản chất các Quy tắc của các thông lệ, tập quán quốc tế để áp dụng chính xác vào giao dịch tín dụng chứng từ là cách tối ưu để hạn chế những rủi ro, vướng mắc phát sinh liên quan đến hoạt động thanh toán thư tín dụng.

Trong mọi văn bản liên quan đến hoạt động TTQT, các NHTM Việt Nam đều tuyên bố chấp nhận áp dụng UCP trong giao dịch Tín dụng chứng từ. UCP 600 đã giúp cho việc kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng tại ngân hàng được thực hiện dễ dàng, trôi

chảy. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như đã được phân tích trong luận văn, việc áp dụng UCP 600 vào hoạt động thanh toán TDCT tại các ngân hàng vẫn còn nhiều điều chưa được như mong muốn. Điều này đã dẫn đến hiệu quả của phương thức thanh toán TDCT tại các ngân hàng thương mại chưa được phát huy một cách tốt nhất.

Tuy nhiên các bên tham gia đều phải hiểu rằng UCP 600 là một văn bản pháp lý tuỳ ý do các bên thoả thuận áp dụng và bản thân UCP 600 không phải là văn bản hoàn hảo

để có thể hạn chế cũng như giải quyết được hết các tranh chấp phát sinh ngày càng đa dạng trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C. Vì vậy để giải quyết được các tranh chấp một cách hiệu quả hơn cần phối hợp UCP 600 và các biện pháp phù hợp khác.

Vận dụng UCP 600 một cách hợp lý, đúng đắn và có sáng tạo giúp các doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng thương mại Việt Nam hạn chế được các tranh chấp, bảo vệ được quyền lợi của mình và cao hơn là nâng cao được uy tín trong kinh doanh cũng như hợp tác.

Với những gì nghiên cứu được cũng như những kiến nghị và giải pháp đưa ra, hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc cải cách các văn bản luật và trong tương lai gần sẽ có một văn bản UCP đầy đủ hơn, một văn bản UCP có thể hạn chế tối đa và giải quyết tốt nhất các tranh chấp trong thanh toán tín dụng chứng từ.

Mặc dù đã rất cố gắng, song do kiến thức về lý luận cũng như thực tế còn hạn chế nên luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và các độc giả quan tâm để bổ sung và hoàn thiện bản luận văn này cũng như nâng cao được kiến thức.

1. Ths Nguyễn Hữu Đức: Vấn đề NHPH chuyển giao chứng từ cho Ngân hàng mở L/C kiểm tra. Tạp chí ngân hàng, số 7, 2002.

2. Ts Nguyễn Thị Hồng Hải: Hạn chế rủi ro trong Thanh toán quốc tế đối với các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sĩ, Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội, 2008.

3. Ths Nguyễn Cao Khôi: Thanh toán quốc tế thực hiện theo phán quyết của toà

án hay thông lệ quốc tế. Tạp chí Ngân hàng, số 5, 2008.

4. Ths Nguyễn Trọng Thùy: Toàn tập UCP 600 (Phân tích và bình luận toàn diện tình huống TDCT). NXB Thống Kê, 2009.

5. PGS, TS Nguyễn Văn Tiến: Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C. NXB Thống kê, Hà Nội, 2009.

6. PGS, TS Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình thanh toán quốc tế. NXB Thống kê, Hà Nội, 2009.

7. PGS,TS Nguyễn Văn Tiến ( chủ biên): Hỏi - đáp thanh toán quốc tế. NXB Thống kê, 2010.

8. Phòng TM & CN Việt Nam - VCCI: Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc. NXB Tư Pháp, 2008.

9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam: báo cáo thường niên 2009 - 2011 10. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: báo cáo thường niên 2009 - 2011 11 Ngân hàng Công thương Việt Nam: báo cáo thường niên 2009 - 2011

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: báo cáo thường niên các năm từ 2009 - 2011

13. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: báo cáo thường niên 2009 - 2011 14. Công ty Chứng khoán VCBS: Báo cáo đánh giá 19 TCTD, 05/2012.

3. Lawrence CH Tan, Deutsche Bank (2007), Hightlights of Key changes in UCP 600 and Impacts on Business

4. Doccument Credit World (2005-2007), Letter of Credit Survey, Inc.US Council on International Banking Inc, (1996), Standard Banking Practice for the Examination of L/C documents

5. ( 2007 Revision, ICC PubicationNo. 600. In Force as of July 1, 2007) UCP 600 - Uniform Custom and Pratice for Documantary Credits

6. ICC Rules for the use of domestic and international trade term, Entry into force 01 January 2011, Incoterm 2010.

CÁC VĂN BẢN LUẬT THAM KHẢO

1. Quyết định 204/TTG, thủ tướng chính phủ 1993.

2. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NXB chính trị quốc gia, 1998. 3. Luật các tổ chức tín dụng. NXB chính trị quốc gia, 1998.

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w