thanh toán tín dụng chứng từ
- Dan chiếu UCP 600 vào L/C
Chỉ khi tại trường 40E trong L/C, có nêu “This credit subject to UCP DC, 2007 Revision, ICC Publication No 600”,hoặc “Applicable rules UCP latest version”
thì văn bản này mới có hiệu lực pháp lý bắt buộc, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan: Người mở, người hưởng, NHPH, NHTB,... Điều này đã bác bỏ những nhận định trước đây, cho rằng UCP là bản quy tắc của các Ngân hàng, còn người hưởng và người mở giải quyết với nhau dựa trên hợp đồng thương mại.
Khác với luật quốc gia và công ước quốc tế, UCP 600 không được tự động áp dụng để điều chỉnh L/C trừ khi các bên dẫn chiếu vào.
Như vậy việc có áp dụng hay không là do các bên thỏa thuận, nhưng một khi đã áp dụng thì nó trở thành văn bản pháp lý bắt buộc.
- Nội dung UCP 600 không được mâu thuẫn với luật quốc gia
Trừ Mỹ, Colombia,. chấp nhận UCP là bộ phận của hệ thống luật quốc gia, các nước còn lại đều nhìn nhận UCP là văn bản nằm trong hệ thống thông lệ và tập quán quốc tế mà khách hàng các nước có thể thỏa thuận áp dụng hay không áp dụng.
Việc áp dụng thông lệ và tập quán quốc tế vào mỗi quốc gia có những hạn chế nhất định vì còn phụ thuộc vào hệ thống luật quốc gia đó.
Thực, tế là, UCP có thể bị lợi dụng để gian lận và lừa đảo nên một số quốc gia có hướng sửa đổi nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị hại, bất kể là quyết định của tòa án trái ngược với UCP.Tuy nhiên, nếu có sự khác biệt, thậm chí đối nghịch với UCP thì luật quốc gia vẫn vượt lên trên và được tuân thủ.
Quan điểm này được các nhà soạn thảo UCP nói rõ trong tài liệu ICC số xuất bản 511: “Do được dẫn chiếu vào L/C, UCP chi phối giao dịch L/C là cơ bản nhưng không phải là duy nhất. Một điều mà chúng ta phải thừa nhận là sự áp dụng UCP vào L/C không ngăn cản việc tòa án áp dụng luật quốc gia. Thời gian qua có nhiều cuộc tranh luận về pháp lý, đặc biệt là những trường hợp có sự đối nghịch giữa UCP và luật quốc gia. Quan điểm của ICC là UCP sẽ không nêu ra những vấn đề pháp lý như vậy và UCP cũng không thể thay thế được luật quốc gia. Những tranh chấp nếu có thì tốt nhất là để tòa án xem xét và giải quyết”
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 với việc khai thác những vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã đưa ra được những vấn đề chính:
Thứ nhất, tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, những ưu điểm
và tồn tại của phương thức thanh toán đang đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
Thứ hai, các tranh chấp điển hình trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam.
Thứ ba, khái quát về UCP 600, những nội dung chủ yếu của UCP 600, ưu điểm và những tòn tại về mặt nội dung của UCP 600 và điều kiện vận dụng UCP 600 để giải quyết các tranh chấp trong TTQT bằng L/C.
Nền tảng lý thuyết vững chắc này sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng vận
CHƯƠNG 2
THỤ C TRẠNG VẬN DỤNG UCP 600 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM