Những khó khăn trong việc áp dụng UCP600 để giải quyết tranh chấp trong phương

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 76 - 79)

trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam

Việc áp dụng nguồn luật quốc tế là do đặc thù của phương thức thanh toán quốc tế, và đi kèm với nó là nguồn luật quốc gia để cùng điều chỉnh.

Tuy nhiên, đối với trường hợp không có luật trực tiếp điều chỉnh, pháp luật Việt Nam cho phép các bên tham gia được áp dụng tập quán quốc tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thừa nhận hoàn toàn và áp dụng tuyệt đối UCP trong thanh toán tín dụng

chứng từ. Cho đến nay, UCP 600 được tất cả các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế áp dụng nhằm hòa nhập vào mạng lưới thanh toán toàn cầu. Việt Nam chưa có các quy định về xét xử tranh chấp theo tín dụng chứng từ mà dựa vào Luật Dân sự, Luật Thương mại và các Luật khác. Các NHTM nội địa, NH nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều tuân thủ quy định trên.

Điều này được thể hiện rõ tại Bộ luật dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, cụ thể là khoản 4 - điều 759: “Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với nguyên tắc cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Trong bộ luật thương mại được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, tại điều 5 cũng quy định: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam ”.

Đến Luật các tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi bổ sung năm 2004), tại khoản 2 và 3 luật này nêu rõ: “Các bên tham gia hoạt động ngân hàng có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam ”

Nghị định 64/2001/NĐ - CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng nêu rõ tại khoản 2 điều 4: “Các bên tham gia hoạt động TTQT có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật nước CHXHCN Việt Nam”

Có thể nói, các văn bản pháp luật trong nước ra đời lại quy định về việc vận dụng pháp luật quốc tế nói chung và UCP nói riêng vào trong các hợp đồng XNK. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật trong nước với sự ra đời của UCP. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý ở đây là: “Tập quán quốc tế phải không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Như vậy các bên đều phải hiểu rằng khi xảy ra xung đột

về pháp luật thì luật quốc gia Việt Nam sẽ vượt lên trên và chiếm ưu thế về mặt pháp lý. Nhà xuất khẩu nước ngoài cần phải biết rằng, cho dù BCT xuất trình hoàn hảo, nhưng nếu có gian lận về hàng hóa mà tòa án có đủ chứng cứ, thì tòa án có thể ra phán quyết ngưng thanh toán và tất cả các bên liên quan đều phải tuân thủ.

Trên thực tế hiện nay các NHTM và các đơn vị kinh doanh ngoại thương sử dụng UCP 600 như một văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT bằng L/C. UCP được đánh giá là bản quy tắc có tính ưu việt và dễ sử dụng nhất từ trước đến nay, tuy nhiên tỷ lệ chứng từ xuất trình theo UCP 600 bị từ chối thanh toán và trả lại do không phù hợp vẫn rất lớn. Điều này nói lên sự tương thích hay phù hợp giữa pháp luật quốc gia và luật quốc tế chưa cao và hệ thống pháp luật Việt Nam còn phải có những sửa đổi, bổ sung nhiều mới có thể giảm thiểu được những xung đột so với luật pháp quốc tế. Các văn bản như vậy rất cần thiết, nó không chỉ là cơ sở để Tòa án, Trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp mà còn bổ ích đối với ngân hàng, các đối tác giao dịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tập trung vào phân tích và thống kê số liệu cũng như đưa ra những tình huống tranh chấp diển hình trong thực tế rất đa dạng và phong phú.

Một cách khái quát, chương 2 đã nêu bật hai vấn đề rất rõ rệt:

Thứ nhất là, thực trạng sử dụng phương thức thanh toán quốc tế bằng L/C tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thứ hai là, bức tranh sinh động về các tình huống tranh chấp điển hình trong TTQT

bằng L/C đã xảy ra tại các NHTM Việt Nam được xử lý bằng cách vận dụng UCP 600. Qua đó, đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp bằng việc áp dụng văn bản UCP 600, cũng như những bất cập trong việc áp dụng các điều khoản còn gây tranh cãi của UCP 600.

Trong chương 2, tác giả đã đưa ra thực tiễn các tranh chấp, những vấn đề nổi cộm về áp dụng UCP 600 trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam, là tiền đề gợi ý cho các giải pháp được nêu ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VẬN DỤNG UCP600 GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP

TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI

VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 76 - 79)