Thực trạng vận dụng UCP600 để giải quyết các tranh chấp trong phương thức thanh

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 55 - 74)

phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam

2.2.2.1. Tranh chấp liên quan đến chứng từ đòi tiền theo L/C

a. Tranh chấp liên quan đến hóa đơn thương mại

Tranh chấp này xuất phát từ việc mô tả hàng hóa trên hóa đơn không đúng với quy định của L/C. Để tránh xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng dẫn đến tranh chấp, kiện tụng không đáng có giữa các bên, ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu nên hướng dẫn khách hàng của mình khi lập hóa đơn thương mại tốt nhất là sự mô tả hàng hóa nên chính xác như trong thư tín dụng.

Khi vận dụng UCP 600, ICC để giải quyết tranh chấp, sử dụng điều khoản 18c - Điều khoản về mô tả trên hóa đơn thương mại

Tình huống điển hình

Phương thức thanh toán: Thư tín dụng không hủy ngang tuân thủ UCP 600 NHPH: BIDV Đà Nang

Người yêu cầu mở L/C: Hachimex Đà Nang Người hưởng lợi: Tienjin Chemicals, Trung Quốc Ngân hàng đòi tiền: Bank of China Tianjin

Mặt hàng hóa chất

Mô tả hàng hóa: Mã hàng 160-4609 và 271-3211 Trị giá thư tín dụng: 35.000 USD CIF Tiên Sa

Khi BCT được xuất trình đến BIDV Đà Nang, hóa đơn thương mại ghi 3 mã hàng như sau:

160 - 4609 đơn giá 42,00 USD/kg 271 - 3211 đơn giá 32,45 USD/kg 511-67: miễn phí (Free)

BIDV Đà Nang thông báo từ chối thanh toán vì lý do mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại không đúng theo L/C đã mở.

Người hưởng lợi và ngân hàng đòi tiền Trung Quốc không chấp nhận lấy lý do từ chối trên, họ cho rằng:

+ Mặt hàng thứ 3 được mô tả trên hóa đơn không có trong thư tín dụng thì điều 18 UCP 600 không cấm, hơn nữa, giá trị hóa đơn cũng không bị ảnh hưởng.

+ Điều kiện giao hàng không phải là một phần của mô tả hàng hóa mà thuộc về các điều khoản không liên quan đến chứng từ (non-documentary conditions) nên theo điều 18c - UCP 600, đây không phải là sai sót.

BIDV Đà Nang nhất định tuyên bố chứng từ có sai sót vì điều kiện giao hàng CIF Tiên Sa là một bộ phận mô tả của hàng hóa trong thư tín dụng. Nếu không có điều khoản này, các bên tham gia không thể xác định điều kiện giao hàng và thanh toán so với thư tín dụng.

Phân tích và giải quyết tranh chấp

Sau khi xem xét tình huống trên, nhận thấy rằng cả hai bên đối tác đều vận dụng UCP 600 chưa đúng.

Theo điều 14h UCP 600: “Nếu L/C có những điều khoản nhưng không quy định chứng từ phải xuất trình phù hợp với những điều khoản này thì ngân hàng sẽ coi điều khoản này là không có và không xem xét đến chúng”. (L/C có điều kiện nhưng không yêu cầu chứng từ)

Trong trường hợp này thư tín dụng đặt “CIF Tiên Sa” ở sau tổng số tiền nên điều

khoản này được coi như một quy định riêng, giống như quy định về cảng giao hàng, chứ

không phải với tư cách là một phần mô tả hàng hóa. Chỉ khi điều kiện giao hàng được ghi trong mục mô tả hàng hóa, khi ấy mới tạo nên một phần của mô tả hàng hóa.

Kết luận

+ Không dẫn chiếu điều kiện CIF Tiên Sa trên hóa đơn không làm cho BCT đòi tiền trở thành sai sót, việc từ chối thanh toán là không đúng với tinh thần UCP 600.

Vì vậy BIDV Đà Nang phải thanh toán tiền cho công ty Tienjin Chemicals của Trung Quốc.

Bài học kinh nghiệm

Vụ tranh chấp đưa ra bài học kinh nghiệm cho cả bên mở L/C và người thụ hưởng:

+ Đối với ngân hàng đòi tiền Bank of China Tianjin phải tư vấn, hướng dẫn khách hàng của mình hiểu được yêu cầu của hóa đơn thương mại và các chứng từ xuất trình khác. Mô tả hàng hóa trên các hóa đơn này tốt nhất phải đúng, chính xác, tỉ mỉ như mô tả của tín dụng thư (không phải riêng hóa đơn thương mại).

+ Đối với cả ngân hàng Bank of China Tianjin và ngân hàng BIDV Đà Nang đều phải nắm được một cách chuẩn xác và sâu sắc về bản chất của các điều khoản trong thư tín dụng, đâu là điều khoản về mô tả hàng hóa, đâu là điều khoản về giao hàng.

b. Tranh chấp liên quan đến chứng từ vận tải

- về vận đơn đường biển

Thực tiễn thanh toán bằng tín dụng chứng từ đã có nhiều vụ tranh chấp phát sinh từ nguyên nhân vận đơn đường biển không tuân thủ quy định của L/C về cảng bốc hàng, về cảng chuyển tải và phương thức vận chuyển. Cụ thể là, vận đơn đường biển không ghi cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng như quy định của L/C, vì lý do L/C cho phép chuyển tải nên có thể thay tên cảng bốc hàng hoặc cảng dỡ hàng bằng cảng chuyển tải.

Khi L/C được dẫn chiếu UCP 600,để tránh những sai sót không đáng có, B/L cần tuân thủ theo điều 20a - UCP 600 - điều khoản quy định về vận đơn đường biển từ cảng đến cảng.

- Vân đơn đường biển phải chỉ rõ hàng hoá được giao từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng như quy định trong L/C.

- Nếu vận đơn không thể hiện cảng bốc hàng như quy định trong tín dụng là cảng bốc hàng, thì trong ghi chú hàng đã bốc lên tàu phải chỉ ra cảng bốc hàng quy định trong tín dụng.

- Cho dù L/C cho phép chuyển tải nhưng người phát hành vận đơn cần quan tâm

L/C đã quy định cảng bốc và cảng dỡ cụ thể là ở cảng nào để phát hành vận đơn đúng như thế.

Các ngân hàng phục vụ cần giải thích cho khách hàng của mình hiểu được chuyển tải trong vận tải biển là chuyển từ con tàu này sang một con tàu chuyên chở khác trong cùng hành trình từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng quy định trong tín dụng chứ không phải chuyển từ tàu biển sang phương tiện vận tải khác.

Tình huống tranh chấp điển hình

Phương thức thanh toán: L/C không hủy ngang, trả ngay, tuân thủ UCP 600. NHPH: Standard Chartered Bank (SCB) - Bị đơn

NHTB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Người xin mở L/C: Một công ty của Ản Độ

Người hưởng lợi: Công ty dược phẩm Hà Nội - Nguyên đơn. L/C yêu cầu:

1) Trọn bộ 3 bản gốc vận đơn đường biển đã xếp hàng, hoàn hảo.

2) Gửi hàng được tiến hành từ bất kỳ cảng nào của Việt Nam đến cảng Bombay của Ản Độ.

3) Chuyển tải: được phép.

Sau khi gửi hàng, công ty Dược phẩm Hà Nội xuất trình chứng từ cho ACB để chuyển tới SCB đòi tiền. Vận đơn xuất trình có ghi:

Port of loading: Hai Phong Port, Vietnamese. Port of discharge: Cancutta, Indian.

+ SCB đã từ chối thanh toán bộ chứng từ trên vì vận đơn đường biển không thể hiện được việc gửi hàng từ một cảng của Việt Nam tới cảng Bombay của Ản Độ như yêu cầu của L/C.

+ Công ty Dược Phẩm Hà Nội không chấp nhận việc bắt lỗi đó và khẳng định rằng vận đơn xuất trình thực sự đáp ứng được yêu cầu của L/C. Gửi hàng đến Bombay, Ản Độ từ một cảng của Việt Nam. Hơn nữa, L/C cho phép chuyển tải và hàng hóa đã được chuyển tải tại Cancutta để chở tiếp từ đường bộ tới BomBay.

Phân tích và giải quyết tranh chấp

Điều 20(a)(iii) - UCP 600 yêu cầu vận đơn từ cảng đến cảng phải chỉ rõ “cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng như quy định trong thư tín dụng”, cho dù:

+ Vận đơn ghi nơi nhận hàng để gửi khác với cảng bốc hàng, và/ hoặc nơi cảng cuối cùng khác với cảng dỡ hàng; và/hoặc

+ Vận đơn ghi cụm từ “cảng dự định” hoặc các từ tương tự có liên quan đến cảng bốc và/hoặc cảng dỡ hàng, thì trong ghi chú hàng đã bốc lên tàu phải chỉ ra cảng bốc hàng như quy định trong thư tín dụng.

Vận đơn phải chứng thực được cảng bốc hàng là một cảng Việt Nam và cảng dỡ hàng là cảng Bombay. Nhưng vận đơn xuất trình chứng tỏ cảng bốc hàng là cảng Hải Phòng, cảng dỡ hàng là cảng Cancutta, chứ không phải Bombay là không phù hợp với yêu cầu của L/C.

Hơn nữa, cũng theo điều 20b UCP 600, “Chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng xuống và lại bốc hàng lên từ một con tàu này sang một con tàu khác trong một hành trình vận tải biển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng”, chứ không phải là chuyển sang một phương thức vận tải khác như cách hiểu của công ty Dược phẩm Hà Nội. Kể cả khi L/C cho phép chuyển tải thì vận đơn xuất trình vẫn phải đảm bảo yêu cầu chỉ rõ cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng như quy định trong L/C.

Nếu NHPH, người mở L/C và người thụ hưởng có ý định cho phép vận tải đa phương thức thì L/C phải quy định xuất trình chứng từ vận tải liên hợp. Trong tình

huống này, L/C phát hành không phù hợp với phương thức vận tải hỗn hợp bằng đường biển và trên đất liền vì hàng hóa được chuyển bằng đường biển đến Cancutta và bằng xe tải đến Bombay.

Kết luận

Cuối cùng, công ty dược phẩm Hà Nội đã phải liên hệ với công ty Ản Độ và yêu cầu SCB thanh toán theo phương thức nhờ thu. Do công ty Dược phẩm Hà Nội là bạn hàng quen thuộc và bản thân công ty Ản Độ cũng đang cần hàng nên công ty Ản Độ đã chấp nhận thanh toán.

Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, người gửi hàng phải thông báo cho người mua về tuyến đường gửi hàng va loại chứng từ vận tải mà người vận chuyển sẽ phát hành để người mua mở L/C cho phù hợp.

Thứ hai, nếu L/C quy định loại chứng từ vận tải không đúng với loại được phát hành, người gửi hàng phải yêu cầu sửa đổi L/C để tránh xảy ra sai sót trong chứng từ xuất trình.

Thứ ba, trong trường hợp gửi hàng bằng container, nơi giao hàng là bãi container (CY) hoặc ga container (CFS) chứ không phải cảng bốc, do vậy người gửi hàng nên yêu cầu người mua mở L/C quy định xuất trình vận đơn vận tải đa phương thức.

- về vận đơn hàng không

Giống như vận đơn đường biển, tại điều 23 UCP 600 cũng có những quy định bắt buộc chứng từ này phải tuân thủ để được xác định là phù hợp.

Tranh chấp đối với vận đơn hàng không thường liên quan đến việc vận đơn không ghi ngày giao hàng thực tế mà chỉ ghi ngày phát hành, do đó xảy ra tranh chấp liên quan đến thời hạn xuất trình chứng từ theo quy định. Do vậy, để tranh chấp không xảy ra, người phát hành phải ghi rõ ngày phát hành, nếu không có bất cứ ghi chú nào khác về ngày giao hàng thực tế thì ngày phát hành sẽ được coi là ngày giao hàng và

bắt đầu làm mốc tính thời hạn xuất trình chứng từ. Và tốt nhất là bên phát hành nên ghi rõ ngày giao hàng thực tế, thời hạn xuất trình chứng từ sẽ được tính từ thời điểm này.

Tình huống tranh chấp điển hình

Phương thức thanh toán: L/C không hủy ngang, trả ngay, tuân thủ UCP 600. NHPH: Mitsubishi Bank, Nhật Bản

NHTB: Eximbank Hạ Long

Người xin mở: Một doanh nghiệp Nhật Bản Người thụ hưởng: Một doanh nghiệp ở Hạ Long Mặt hàng: Tôm đông lạnh

L/C yêu cầu: Gửi hàng bằng đường hàng không, chậm nhất ngày 18/04/2008. Do hàng hóa là tôm đông lạnh nên phía Nhật Bản yêu cầu nhiều loại giấy tờ nghiêm ngặt về mặt kiểm dịch. Doanh nghiệp Hạ Long mất nhiều thời gian để lập chứng từ. Ngày 04/5 doanh nghiệp mới hoàn thành giấy tờ gửi đến Eximbank. Ngày 7/5 ngân hàng Mitsubishi Nhật Bản nhận được bộ chứng từ, vận đơn hàng không ghi:

+ Phát hành ngày 14/4

+ Chuyến bay thực tế: số 145 ngày 18/4/2008

Ngân hàng Nhật Bản kết luận BCT có sai sót vì: Ngày phát hành là ngày 14/4 nên theo điều 14c - UCP 600: “Việc xuất trình bao gồm một hoặc nhiều hơn một bản gốc chứng từ vận tải không được chậm hơn 21 ngày dương lịch sau ngày giao hàng”.

Doanh nghiệp Hạ Long không chấp nhận vì chuyến bay thực tế là ngày 18/4 nên ngày 9/5 mới là ngày hết hạn xuất trình chứng từ. Tranh chấp xảy ra.

Phân tích và giải quyết tranh chấp

Tình huống này cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đã vận dụng sai điều khoản về vận đơn hàng không của UCP 600. Theo điều 23(a)(iii) - UCP 600: “Vận đơn hàng không phải ghi rõ ngày phát hành. Ngày này được coi là ngày giao hàng, trừ khi chứng từ vận tải hàng không có ghi chú riêng về ngày giao hàng thực tế, trong trường hợp này, ngày ghi chú sẽ được coi là ngày giao hàng. Bất kỳ thông tin nào khác thể

hiện trên chứng từ vận tải hàng không liên quan đến ngày và số chuyến bay sẽ không được xem xét để xác định ngày giao hàng”.

L/C do ngân hàng Mitsubishi phát hành không hề quy định việc phải ghi chú ngày chuyến bay thực tế cũng như ngày gửi hàng thực tế trên vận đơn hàng không. Do vậy, ngày phát hành vận đơn 14/4 sẽ được coi là ngày gửi hàng nên ngày ngân hàng nhận được BCT 7/5 sẽ là 23 ngày sau ngày giao hàng.

Kết luận

Việc từ chối của ngân hàng Mitsubishi là hợp lệ.

Bài học kinh nghiệm

Không hề đơn giản để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể hiểu hết được các điều khoản của UCP 600 vì đây là vấn đề thuộc luật pháp quốc tế.

Từ tình huống này có thể đưa ra các bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam, một điều mà các doanh nghiệp nên chú ý đó là khi lập chứng vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng cần phải nghiên cứu thật kỹ các điều khoản UCP 600 có liên quan đến các chứng từ đó và quan trọng là nên hỏi ý kiến tư vấn từ ngân hàng phục vụ mình để chứng từ lập ra đảm bảo các yêu cầu của L/C.

Với vận đơn hàng không, thông thường ngày phát hành chính là ngày giao hàng nếu không có ghi chú nào thêm.

c. Tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm

Thực tiễn thanh toán tín dụng chứng từ tại Việt Nam thời gian qua cho thấy các tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm thường phát sinh do các nguyên nhân sau:

- Chứng từ bảo hiểm không bao gồm loại rủi ro quy định trong L/C. - Loại tiền ghi trên chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền ghi trên L/C.

- Bảo hiểm có ngày hiệu lực sau ngày ghi trên vận đơn hoặc trên các chứng từ vận tải khác.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện FOB nên không chịu trách nhiệm mua bảo hiểm, điều này khiến các doanh nghiệp ít được cọ xát, tham gia vào hợp đồng bảo hiểm. Trong khi đó, hiện nay việc các doanh nghiệp Việt Nam đứng ra làm trung gian mua hàng của một nước rồi xuất sang nước thứ ba theo hình thức chuyển khẩu trở nên phổ biến hơn. Thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại, lỗ vốn trong các thương vụ kiểu này do chứng từ bảo hiểm có sai sót khi xuất trình. UCP 600 có riêng điều khoản 28 - Quy định về chứng từ bảo hiểm và mức bảo hiểm. Ở Việt Nam, tranh chấp về số tiền bảo hiểm luôn chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy người lập bảo hiểm cần lưu ý rằng:

- Nếu không có quy định trong tín dụng về mức bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm phải đảm bảo luôn >= 110% trị giá CIF hoặc CIP của hàng hoá.

- Trường hợp trị giá CIF hoặc CIP không xác định được trên chứng từ, khi đó

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 55 - 74)