Ưu điểm và tồn tạicủa phiên bản UCP600 so với các phiên bản UCP trước đó

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 33 - 36)

trước đó

1.3.1.1. Ưu điểm của UCP 600

- Đơn giản hóa về hình thức

Phiên bản UCP 500 có 49 điều khoản, khi sửa đổi UCP 600 rút gọn chỉ còn 39 điều khoản nhưng vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ, điều chỉnh được đa số các mặt của hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C.

- Đưa ra định nghĩa các thuật ngữ và giải thích một cách rõ ràng

Về ngôn ngữ, UCP 600 đã loại bỏ cụm từ “Reasonable time” (thời gian hợp lý) và “Without delay” (không chậm trễ) của UCP 500, những cụm từ này quy định về thời gian kiểm tra chứng từ của các ngân hàng gây nhiều tranh cãi. Tại UCP 600, nó được thay thế bằng “Năm ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình” (điều 14 -UCP 600). Bên cạnh đó, điều 2 UCP 600 đưa ra những định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ sử dụng để tránh gây nhầm lẫn, thắc mắc.

- Đưa ra quy định cụ thể về việc xử lý chứng từ bất hợp lệ

Theo điều 16c - UCP 600, NHPH hoặc NHđCĐ có thể lựa chọn hình thức định đoạt chứng từ thích hợp thông báo cho người xuất trình, nhờ đó những tranh chấp liên quan đến chứng từ bất hợp lệ đã giảm bớt.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho buôn bán qua trung gian

Điều 14j - UCP 600 đưa ra quy định mới về về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng lợi có thể không cần phải giống với địa chỉ ghi trong L/C mà có thể là địa chỉ khác miễn là trên cùng một quốc gia.

- Quy định rõ vấn đề về quyền được nhận hoàn trả của NHđCĐ khi chiết khấu, cam kết trả chậm.

Theo điều 7a quy định: “Việc hoàn trả số tiền trên chứng từ được xuất trình theo L/C chấp nhận hay L/C trả chậm sẽ được thực hiện khi đáo hạn, cho dù NHđCĐ đã trả trước hoặc mua lại trước khi đáo hạn hay không. Cam kết của NHPH về việc hoàn trả cho NHđCĐ độc lập với cam kết của NHPH đối với người thụ hưởng.”

Điều 12b quy định: “Sự chỉ định bởi NHPH cho NHđCĐ chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả chậm bao gồm cả sự ủy quyền cho NHđCĐ được thực hiện trả trước hoặc mua lại hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết trả chậm của NHđCĐ.”

Hai điều khoản này đã xác định rõ những quyền độc lập của NHđCĐ, sự chỉ định của NHPH về việc chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả chậm sẽ bao gồm cả sự ủy

quyền cho NHđCĐ được thực hiện trả trước hoặc mua lại nghĩa vụ trả tiền của mình; và quyền được nhận tiền hoàn trả của họ không bị ảnh hưởng bởi những hành động trả trước hay mua lại hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết trả tiền của chính họ.

1.3.1.2. Tồn tại của UCP 600

Mặc dù đã được biên soạn rất cẩn thận nhưng UCP 600 vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, điều đó xuất phát từ thực tế mục đích của bản quy tắc này là nhằm tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình thanh toán TDCT diễn ra được thông suốt chứ không phải một bộ luật dân sự hay một quy chế nghiệp vụ.

- Điều 2 UCP 600 nêu ra 15 khái niệm liên quan đến chủ thể và khách thể của phương thức tín dụng chứng từ nhưng không đề cập đến hai khái niệm quan trọng là “phát hành L/C” và “sửa đổi L/C”.

- Điều 3, UCP 600 quy định ‘‘các chi nhánh của ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập”, nhưng lại không quy định hội sở và chi nhánh của một ngân hàng trên cùng một quốc gia có phải là độc lập hay không.

- Điều 10, UCP 600 quy định về việc sửa đổi tín dụng. Theo đó, người thụ hưởng có thể thông báo cho NHPH biết việc chấp nhận hay từ chối sửa đổi mà không

đưa ra lời thông báo trước nào bằng việc xuất trình chứng từ phù hợp với sửa đổi L/C. Trong trường hợp này, L/C được coi như sửa đổi tại thời điểm xuất trình phù hợp với sửa đổi.

Như vậy, vấn đề đặt ra là thời gian từ khi người thụ hưởng nhận được sửa đổi đến lúc xuất trình chứng từ phù hợp với sửa đổi, NHPH có được phép coi là L/C đã sửa đổi rồi hay không. Điều này gây khó khăn cho người nhập khẩu cũng như ngân hàng phát hành. Đặc biệt với những sửa đổi tăng giảm hàng hóa, số tiền, rút ngắn hay kéo dài thời gian giao hàng, hiệu lực L/C, thay đổi quy cách phẩm chất hàng hóa..., người mở cần có ngay văn bản chấp nhận của người thụ hưởng để chuẩn bị cho các giao dịch sau đó, NHPH sẽ không giải tỏa tiền ký quỹ cho người mở chừng nào sửa đổi về giảm tiền hàng chưa được người thụ hưởng chấp nhận bằng thông báo chính thức. Mặc dù sửa đổi L/C thường được thỏa thuận trước giữa người mở và người hưởng lợi nhưng không phải vì thế mà người mở cứ hành động đúng theo những gì ghi trong sửa đổi, vì điều này không chắc chắn, chưa có hiệu lực cho tới khi người hưởng thông báo chấp nhận chính thức hoặc tại thời điểm xuất trình thanh toán.

Các bên tham gia thanh toán cũng khó có khả năng đưa ra những quy định khác trong sửa đổi, vì tại điều 10f - UCP 600 quy định rõ: “Một điều khoản trong sửa đổi quy định rằng sửa đổi sẽ có hiệu lực nếu người thụ hưởng không từ chối sửa đổi trong một thời gian nhất định, thì điều này sẽ không được xem xét đến”.

- Điều 16 - UCP 600 quy định về việc thông báo sơ bộ phát hành tín dụng hoặc sửa đổi tín dụng chỉ được gửi đi khi NHPH sẵn sàng phát hành tín dụng là trong khoảng nào thì không được quy định rõ, điều này hiển nhiên gây ra nhiều bất lợi cho nhà xuất khẩu. Nếu nhà XK đã chuẩn bị hàng hóa, các thủ tục khác mà không rõ bao giờ mới có L/C chính thức thì sẽ gây nhiều thiệt hại cho họ.

- Điều 35 - UCP 600 quy định : “Nếu một ngân hàng được chỉ định quyết định rằng xuất trình là phù hợp và chuyển chứng từ tới NHPH, NHXN, cho dù NHđCĐ đã thanh toán hoặc thương lượng thanh toán hay chưa thì NHPH hoặc NHXN phải thanh

toán hoặc thương lượng thanh toán hoặc trả tiền cho NHđCĐ ngay cả khi chứng từ bị mất

trong quá trình chuyển giao giữa NHđCĐ và NHPH/NHXN hoặc giữa NHXN và NHPH.

Khi chuyển chứng từ, việc thất lạc là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó thì NHPH hay NHXN sẽ không còn cơ sở nào để xác định chứng từ có phù hợp hay không. Việc hoàn trả tiền cho NHđCĐ lúc này là không dựa trên cơ sở chứng từ. NHđCĐ lại hoàn toàn có thể kết hợp với người hưởng để khẳng định rừng xuất trình là phù hợp và đòi tiền NHPH hay NHXN. Như vậy, điều 35 không có điều khoản quy định hoàn trả tiền lúc này dựa trên cơ sở nào. NHđCĐ hay NHXN sẽ phải giải quyết với công ty chuyển phát nhanh, bưu điện... Điều này gây tranh cãi cho cả các ngân hàng tham gia thanh toán cũng như nhà xuất khẩu, nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 33 - 36)