Kiên trì, mềm dẻo và thiện chí trong quá trình giải quyết tranh chấp là thái độ rất cần thiết đối với các bên vì nhận thức được thái độ tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của việc giải quyết tranh chấp.
Kiên trì có nghĩa là nếu thấy bên mình đúng thì giữ vững quan điểm để đạt được mục tiêu tối thiểu của mình, thuyết phục cái sai của đối tác một cách có căn cứ. Không nên vội vã, nóng nảy, đặc biệt vì đây là đối tác nước ngoài, họ đa số có ưu thế hơn các doanh nghiệp trong nước rất nhiều, nhất là về mặt hiểu về luật, vì thế các doanh nghiệp dễ thua kiện.
Thiện chí có từ việc phải luôn đặt vị thế của mình vào đối tác, để xem nếu ta là họ thì muốn giải quyết như thế nào, mong muốn những gì. Khi làm kinh tế, cả hai bên đều muốn có lợi cho mình nên nhiều khi không quan tâm đến thiệt hại của đối tác.
Xuất phát từ đây các doanh nghiệp ý thức được không nên đưa ra các yêu sách quá lớn, không hợp lý. Mỗi bên giải quyết tranh chấp nên hướng đến một quan hệ hợp tác lâu dài và giữ uy tín của mình. Thậm chí, có thể tự nguyện nộp phạt và bồi thường cho bên bị thiệt hại trước khi vụ việc được đưa ra trọng tài hoặc tòa án.
Khi cần có thể đề nghị các cơ quan hữu quan ra các văn bản thông báo, khuyến cáo (Ví dụ như văn bản thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi cho ngân hàng nước ngoài, Bộ thương mại gửi cho đối tác xuất khẩu nước ngoài). Tuy nhiên không nên lạm dụng mối quan hệ với các cơ quan nhà nước Việt nam để gây nhiều khó khăn cho đối tác, vì làm như vậy sẽ trái với đạo đức kinh doanh và tự làm mất uy tín của chính mình.