Kiến nghị với ICC

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 89 - 91)

Xuất phát từ những tồn tại của phiên bản UCP 600, người viết có một số kiến nghị cho lần sửa đổi sau, hy vọng sẽ có một bản UCP thực sự hoàn hảo hơn để có thể giải quyết được hầu hết các tranh chấp phát sinh :

- Thứ nhất, xem xét lại điều 2 và điều 9 UCP 600 cho thấy, cần phải có một sự giải thích chi tiết và rành mạch hơn khi xác định thế nào là NHTB và trách nhiệm của NHTB.

+Ngân hàng thông báo là ngân hàng thực hiện thông báo tín dụng theo yêu cầu của NHPH, NHTB ở nước của người xuất khẩu.

+ Không nên có khái niệm về một NHTB thứ hai, mà một ngân hàng nếu cung cấp dịch vụ thông báo tín dụng và sửa đổi tín dụng cho NHTB thứ nhất thì nên được gọi bằng một cái tên khác vì nếu để tên ngân hàng như vậy sẽ khó xác định trách nhiệm của hai ngân hàng này.

Việc phân biệt tên các ngân hàng sẽ khiến cho việc quy định trách nhiệm và quyền hạn của các ngân hàng được cụ thể hơn.

NHTB thứ hai có thể được gọi tên là Ngân hàng kiểm tra, Có như vậy khi tranh chấp xảy ra, người hưởng lợi sẽ biết xử lý tại ngân hàng nào.

- Thứ hai, cũng tại điều 2 của UCP 600, cần phải làm rõ hơn về khái niệm ‘‘Banking day’’. Nếu ‘‘Banking day’’ là ngày mà các hoạt động liên quan đến UCP 600 được thực hiện, vậy những ngày hoạt động nằm ngoài quy tắc của UCP 600 sẽ được gọi như thế nào. ICC cần bổ sung thêm về vấn đề này.

- Thứ ba, về mối quan hệ giữa hội sở chính và chi nhánh của một ngân hàng ở trong cùng một quốc gia. Nên đưa ra quy định về sự độc lập của các ngân hàng vì một chi nhánh được thành lập có đủ điều kiện để là một ngân hàng độc lập. Hơn nữa, việc quy định như vậy sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân mỗi ngân hàng cũng như xác định đúng tư cách của ngân hàng theo yêu cầu của L/C.

- Thứ tư, xuất phát từ quy định không chi tiết của điều 10c UCP 600, người thụ hưởng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với sửa đổi L/C thì coi như chấp nhận sửa đổi. Đây có thể coi là một lỗ hổng rất lớn để cho những tranh chấp và thủ đoạn xảy ra.

Vì vậy, để bổ sung cho điều này cần phải có quy định rõ ràng nếu người thụ hưởng đồng ý với sửa đổi thì phải có thông báo bằng văn bản rõ ràng và nhanh chóng cho người mở thông qua NHPH về những sửa đổi mà mình chấp nhận trong một khoảng thời gian cụ thể, ví dụ 4 ngày sau khi nhận được yêu cầu sửa đổi. Chỉ có như vậy mới đạt được sựu công bằng cho các bên.

- Thứ năm, tại điều 35 UCP 600 quy định về việc thanh toán, thương lượng thanh toán, hoàn trả tiền cho NHđCĐ khi ngân hàng này đã thanh toán, thương lượng thanh toán hay chưa miễn là nó đã quyết định BCT là phù hợp và chuyển BCT tới NHPH hoặc NHXN.

Vấn đề ở đây là kể cả trong trường hợp chứng từ bị mất khi chuyển giao giữa NHđCĐ và NHPH/NHXN hoặc giữa NHXN và NHPH thì NHPH hay NHXN không có cơ sở để khẳng định xuất trình là phù hợp. Để hạn chế âm mưu gian lận, lừa đảo

giữa NHđCĐ và người thụ hưởng, ICC cần bổ sung vào điều khoản này về việc hoàn trả tiền cho NHđCĐ là dựa trên căn cứ hay cơ sở nào.

Mỗi vụ tranh chấp về các vấn đề mới xảy ra lại cho thấy những bất cập cũng như thiếu sót của các văn bản luật nói chung và UCP 600 nói riêng. Còn rất nhiều những tồn tại mà chúng ta chưa khai thác hết được, tuy nhiên với thực tế những vụ tranh chấp đã từng xảy ra, hy vọng những kiến nghị nhỏ trên đây sẽ góp phần hoàn thiện hơn cho phiên bản mới của UCP.

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w