Quản lý thu thuếXNK

Một phần của tài liệu 1338 quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu trong ngành hải quan giai đoạn 2016 2018 luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 27)

1.2. Quản lý chống thất thu thuếXNK

1.2.1. Quản lý thu thuếXNK

1.2.1.1. Khái niệm

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế XNK là việc nhà nước tác động có tổ chức và bằng pháp quyền đối với các quá trình kinh tế xã hội và

hành vi của con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung thông qua công cụ thuế quan. Theo cách hiểu này, phạm vi của hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế XNK bao gồm toàn bộ các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp về lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu.

Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế XNK là việc cơ quan hải quan sử dụng quyền lực nhà nước để tổ chức thực hiện các quy định về thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, khái niệm quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế XNK được được hiểu theo nghĩa hẹp.

Với tư cách là cơ quan hành thu, mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế XNK là thực hiện thu đúng, thu đủ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phù hợp với các thông lệ quốc tế.

1.2.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc

* Mục tiêu của quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Mục tiêu bao trùm của quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là phát huy một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất và đầy đủ các vai trị của cơng cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuỳ theo điều kiện về trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước trong từng giai đoạn mà nhấn mạnh, quan tâm đến từng mục tiêu cụ thể ở những mức độ khác nhau, nhưng dù ở các nước phát triển hay các nước đang phát triển thì cơng tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

- Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Bảo hộ hợp lý và có hiệu quả nền sản xuất trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Kiểm soát chặt chẽ và điều tiết linh hoạt đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

- Khẳng định chủ quyền và bảo vệ an ninh quốc gia, chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế.

* Các nguyên tắc cần quán triệt trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu

- Quản lý thu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo cơng khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế; trên

cơ sở đánh giá quá trình chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế; có ưu tiên và tạo thuận lợi đối với người nộp thuế thuộc đối tượng chấp hành tốt pháp luật thuế.

- Người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế là chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và khơng cịn nợ tiền thuế q hạn, khơng cịn nợ tiền phạt chậm nộp thuế tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan.

Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

1.2.2. Quản lý chống thất thu thuếXNK 1.2.2.1. Khái niệm

Theo từ điển Hán Việt, “Thất thu thuế: là việc nhập tiền vào quỹ không đủ, cụ thể hơn là thu không đạt định mức, dưới mức trung bình trong nộp thuế, sản xuất, kinh doanh”. Ngồi ra, cịn có một cách hiểu khác như: “Thất thu thuế được hiểu là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ các cá nhân, tổ chức có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều kiện cơ sở vật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải động viên vào NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía Nhà nước hay người nộp thuế mà những khoản tiền đó khơng được nộp vào NSNN”.

Có thể định nghĩa thất thu thuế XNK như sau: “Thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được hiểu là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ các cá nhân, tổ chức có tiến hành các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải nộp vào NSNN nhưng không được thực hiện đầy đủ”.

Với tư cách là cơ quan chấp hành thu, mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý thuế xuất nhập khẩu là thực hiện thu đúng, thu đủ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phù hợp với các thông lệ quốc tế. “Quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu là hoạt động quản lý nhà nước trong thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách thuế XNK của cơ quan quản lý đối với các hoạt động của đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý, không để xảy ra các hiện tượng trốn thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu”

* Phân loại thất thu thuế XNK

- Nếu căn cứ vào nội dung quản lý thuế, thất thu thuế XNK gồm hai loại:

+ Thất thu thuế thực: Là những khoản tiền phải thu vào NSNN đã được quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế vì lý do nào đó khơng được nộp vào NSNN.

nền kinh tế đáng lẽ phải được khai thác huy động vào NSNN nhưng khơng thu được vì Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khơng quy định nên khơng có cơ sở để triển khai thực hiện.

- Nếu căn cứ vào hình thức thủ đoạn gian lận, trốn thuế, thất thu thuế XNK

gồm sáu loại:

+ Do khai báo sai số lượng và chất lượng hàng hóa: Các đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thường khai số lượng hàng hoá trên tờ khai Hải quan thấp hơn số lượng hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu. Với hình thức gian lận này, các đối tượng có xu hướng làm giả hợp đồng và các chứng từ liên quan để nộp cho cơ quan Hải quan nhằm gian lận thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

+ Do khai sai trị giá: Có hai hình thức gian lận chủ yếu là khai trị giá thấp để giảm số thuế phải nộp và khai trị giá cao để gian lận ở quá trình thuế nội địa về sau như hoàn thuế, ưu đãi đầu tư, khấu hao tài sản...

+ Do mơ tả sai hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu: Đối tượng nộp thuế lợi dụng sự phức tạp của hàng hóa như tên gọi, nhãn mác, mức độ gia cơng, chế biến, các chi tiết tách rời, .

+ Do giả mạo xuất xứ: Các đối tượng gian lận dưới hình thức này thường sử dụng C/O giả hoặc chuyển tải qua nước có ưu đãi thuế ký kết, khai gian xuất xứ hàng hóa để được cấp C/O của nước đó rồi nhập khẩu.

+ Do bn lậu và thơng quan hàng hóa trái phép: Đối tượng cố tình nhập khẩu những mặt hàng có thuế suất cao, nhưng vẫn làm thủ tục Hải quan đầy đủ thông qua việc khai báo thành mặt hàng khác hoặc lợi dụng các kẽ hở trong quy trình nghiệp vụ hải quan.

+ Do giả mạo trong giao dịch: Các đối tượng thường có xu hướng tạo các giao dịch ảo để làm thay đổi số thuế phải nộp hoặc lợi dụng các hình thức ưu đãi như kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, để thực hiện giao dịch. Các trường hợp như: Giả mạo con dấu; Sử dụng giấy phép nhận khẩu giả; Gian lận trong loại hình gia cơng; Gian lận trong loại hình đầu tư; ...

- Nếu căn cứ vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hưởng ưu đãi, thất thu thuế

XNK gồm bốn loại:

+ Do lợi dụng hình thức xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu để gia công được ưu đãi thuế.

+ Do hàng tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh. + Do lợi dụng kho ngoại quan, kho bảo thuế.

1.2.2.2. Nội dung

Thứ nhất, quản lý kê khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Quản lý khai thuế XK, thuế NK là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong quy trình quản lý thu thuế XK, thuế NK. Quản lý khai thuế XK, thuế NK tại cơ quan Hải quan là q trình cơng chức Hải quan kiểm tra các tiêu chí khai báo về thuế của người nộp thuế trên tờ khai Hải quan, kiểm tra sự phù hợp giữa các loại chứng từ trong bộ hồ sơ Hải quan với việc khai báo thuế của người nộp thuế.

* Việc khai thuế XK, thuế NK được thực hiện theo mẫu Tờ khai Hải quan.

Các chứng từ kèm theo Tờ khai Hải quan thường bao gồm: Hợp đồng mua bán hàng hố; Hóa đơn thương mại (invoice); Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O); Bảng kê chi tiết hàng hố đối với lơ hàng nhiều chủng loại (Packing list); Giấy phép XK hoặc giấy phép NK (nếu có);...

Theo quy định hiện hành, người nộp thuế có những trách nhiệm sau trong việc khai thuế XK, thuế NK:

- Tự ê hai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai, các yếu tố làm căn cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hồn thuế, khơng thu thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế VAT.

- Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hồn thuế, khơng thu thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế VAT theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên một giấy nộp tiền cho toàn bộ số thuế của tờ khai Hải quan.

Để người nộp thuế hồn thành trách nhiệm của mình theo đúng quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan, cơng chức Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục Hải quan, cung cấp thông tin tài liệu, công khai các thủ tục Hải quan, thủ tục thuế. Quy trình quản lý khai thuế diễn ra theo trình tự như sau:

- Tiếp nhận khai báo của người nộp thuế; - Kiểm tra khai thuế của người nộp thuế;

- Ra quyết định ấn định thuế nếu phát hiện DN khai chưa đúng, chưa chính xác, gian lận qua khai báo;

nhân nộp thuế.

Trong quy trình quản lý rủi ro (QLRR) hiện nay, hồ sơ Hải quan sẽ được phân thành ba luồng: xanh, vàng và đỏ. Mục đích của việc phân thành 3 luồng là nhằm quản lý được thuận lợi, chặt chẽ đồng thời đảm bảo thực hiện nhanh chóng, đơn giản hóa các thủ tục Hải quan, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, phân loại được đối tượng quản lý qua đó khuyến khích ý thức chấp hành pháp luật Hải quan của người nộp thuế. Việc phân luồng do hệ thống quản lý rủi ro của Hải quan thực hiện dựa trên các tiêu chí đo lường mức độ rủi ro của hàng hóa XK, NK, người nộp thuế. Trong quá trình làm thủ tục Hải quan cho lơ hàng XK, NK, căn cứ vào tình hình thực tế của lơ hàng và thông tin mới thu nhận được, lãnh đạo Cục Hải quan, lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra do hệ thống QLRR xác định và chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.

* Tiếp nhận khai báo thuế của người nộp thuế:

Cơ quan Hải quan tổ chức thu nhận bộ hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, phân công nhiệm vụ cho công chức kiểm tra khai báo thuế của người nộp thuế; kiểm tra điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định; chấp nhận khai báo của người nộp thuế trên hệ thống QLRR; ghi nhận luồng của hồ sơ hai thuế do hệ thống QLRR xác định.

- Hồ sơ được phân vào luồng xanh: Đối với hồ sơ luồng này thì cơng chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ xem xét sơ bộ tính hợp lệ của bộ hồ sơ, trình lãnh đạo duyệt miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, ký thơng quan hàng hoá ngay. Hải quan không thực hiện bước kiểm tra thuế đối với hồ sơ được phân vào luồng này. Nhưng trong q trình thơng quan hàng hóa nếu phát hiện vi phạm pháp luật Hải quan thì thực hiện kiểm tra thuế và kiểm tra thực tế tồn bộ lơ hàng.

- Hồ sơ được phân vào luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá tính thuế, thuế. - Hồ sơ được phân vào luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá tính thuế, thuế, kiểm tra thực tế hàng hóa.

Việc kiểm tra khai báo thuế của người nộp thuế chỉ tiến hành đối với hồ sơ được phân luồng ở luồng vàng và luồng đỏ.

Kiểm tra khai báo về thuế của hồ sơ luồng vàng và luồng đỏ về cơ bản là như nhau. Chỉ hác nhau là đối với hồ sơ luồng vàng đến bước kiểm tra khai báo về thuế

là giải phóng hàng nhưng đối với hồ sơ luồng đỏ, có thêm bước kiểm tra thực tế hàng hóa và căn cứ vào thực tế kiểm tra hàng hóa để xác định chính xác số thuế phải nộp rồi sau đó mới tiến hành giải phóng hàng.

Quy trình thực hiện kiểm tra khai báo về thuế của hồ sơ luồng vàng và luồng đỏ, gồm 3 bước:

Bước 1: Kiểm tra khai báo về thuế: Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hoá XK,NK và các căn cứ khác có liên quan

Bước 2: Xác định số tiền thuế phải nộp sau khi người nộp thuế giải trình bổ sung tài liệu, sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa, giám định hàng hóa, hoặc tham vấn giá:

Công chức Hải quan làm thủ tục Hải quan kiểm tra, đối chiếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả giám định hàng hóa, kết quả tham vấn giá, nội dung giải trình và tài liệu bổ sung của người khai Hải quan với các qui định của pháp luật về thuế để xác định các yếu tố tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp của mặt hàng và lô hàng làm thủ tục thơng quan.

- Trường hợp có sự khác nhau về yếu tố tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp do công chức Hải quan xác định so với khai báo của người khai Hải quan thì tính lại số tiền thuế phải nộp của mặt hàng bị ấn định thuế.

- Trường hợp khơng có sự khác nhau về yếu tố tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp do công chức Hải quan xác định so với khai báo của người khai Hải quan và hàng hóa chưa thơng quan thì kết thúc việc kiểm tra thuế trong thơng quan, thơng quan hàng hóa.

Bước 3: Quyết định việc ấn định thuế:

Khi có đủ cơ sở xác định người nộp thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo thuế, không kê khai thuế hoặc khai báo khơng đầy đủ, chính xác, trì hỗn việc khai báo, khai báo trị giá không đúng với giá trị giao dịch thực tế, khơng tự tính được số thuế phải nộp thì cơ quan Hải quan căn cứ hàng hố thực tế XK, NK; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế, tài liệu có liên quan để ấn định số thuế phải nộp.

nhân nộp thuế:

Sau khi kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của việc khai báo thuế của người khai thuế, cơ quan Hải quan tiến hành nhập số liệu vào mạng theo dõi nợ và xuất ra một “chứng từ ghi số thuế phải thu”. Chứng từ này là căn cứ để người khai thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình đồng thời cũng là cơ sở để Hải quan theo dõi việc chấp hành nộp thuế của người nộp thuế.

Đối với Quyết định ấn định thuế, sau khi ra quyết định công chức Hải quan cũng phải nhập chứng từ này vào mạng theo dõi nợ.

Thứ hai, quản lý quá trình nộp tiền thuế, truy thu thuế và thu hồi nợ đọng

Một phần của tài liệu 1338 quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu trong ngành hải quan giai đoạn 2016 2018 luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w