Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 1338 quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu trong ngành hải quan giai đoạn 2016 2018 luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 40 - 43)

1.3. Nhân tố ảnh hưởng

1.3.2. Nhân tố khách quan

- Thứ nhất, hệ thống cơ sở pháp lý thực hiện thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm Luật thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu và các văn bản dưới Luật; Luật Quản lý thuế; Luật Thanh tra. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chỉ thực sự phát huy được tác dụng khi được tuân thủ một cách nghiêm túc có sự giám sát của các cơ quan chức năng. Có thể khẳng định rằng mơi trường pháp lý hồn chỉnh là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Theo đó, để chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu quả, địi hỏi phải có hệ thống pháp luật quốc gia đầy đủ, chi tiết, công khai, minh bạch, với các quy định rõ ràng, cụ thể, đơn giản, dễ thực hiện những vấn đề liên quan đến hoạt động thu thuế hàng hóa XNK. Hệ thống pháp luật quốc gia được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định của quốc tế về thuế với hàng hóa XNK. Quy định quốc tế về phân loại hàng hóa hiện nay đã nêu trong Cơng ước HS của WCO. Các quy định trong Công ước HS phải được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật quốc gia, nhằm bảo đảm yêu cầu: “Biểu thuế xây dựng phải tuân thủ đúng các quy định về phân loại, áp mã hàng hóa XNK trong Cơng ước HS. Trong lĩnh vực phân loại, áp mã hàng hóa XNK, trên quy mơ tồn cầu, Cơng ước HS là Công ước quốc tế duy nhất chuyên về lĩnh vực phân loại, áp mã hàng hóa, được các Nước thành viên tham gia

Cơng ước, kể cả các tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ chưa là thành viên chính thức của Cơng ước, đã cam kết và thừa nhận và chấp nhận là chuẩn chung có tính quốc tế trong việc phân loại áp mã hàng hóa XNK chính xác và thống nhất”.

Phải tn thủ đầy đủ và thực hiện hiệu quả các khuyến nghị về chống chuyển giá và gian lận thương mại của WCO và Uỷ ban kỹ thuật của WTO liên quan đến hàng hóa XNK. “Trong thực tế thương mại quốc tế, nhiều mặt hàng mới không ngừng xuất hiện, trong nhiều trường hợp, các nước thành viên gặp khó khăn trong việc phân loại, áp mã chính xác hàng hóa đó để xác định mức thuế nên đã gửi yêu cầu đến Uỷ ban HS của WCO để được tư vấn, hướng dẫn về phân loại, áp mã số. Khi Uỷ ban HS của WCO biểu quyết thơng qua việc phân loại, áp mã mặt hàng đó thì các nước thành viên chấp nhận thực hiện thống nhất. Xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật đầy đủ theo hướng đảm bảo tuân thủ các khuyến nghị và chuẩn mực của WCO. Việc tuân thủ chuẩn mực trong lĩnh vực phân loại, áp mã hàng hóa XNK giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc khai báo mã số hàng hóa, việc khai báo là thống nhất đối với cả nước xuất khẩu hàng hóa cũng như đối với nước nhập khẩu chính mặt hàng đó”.

Sự thống nhất trong việc xác định chính xác tên hàng, mã số của hàng hóa XNK theo các chuẩn phân loại áp mã quốc tế, giữa các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa XNK (cơ quan thương mại, vận tải, hải quan, ngân hàng...) sẽ tạo thuận lợi cho các bên liên quan trong việc tuân thủ các hiệp định và công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam đã hoặc đang đàm phán tham gia.

- Thứ hai, ý thức tuân thủ pháp luật của Người nộp thuế.

Ý thức chấp hành pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khơng tốt sẽ dẫn đến các hành vi cố tình gian lận nhằm trốn thuế, gây thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Vì vậy, “để đảm bảo chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu đạt hiệu quả, cơ quan Hải quan thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật và các quy định về thuế XNK cho các doanh nghiệp XNK hàng hóa và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hàng hóa XNK. Công tác tuyên truyền hướng dẫn phải được quan tâm đúng mức. Cơ quan Hải quan cần xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn áp dụng thống nhất sáu quy tắc phân loại áp mã và các văn bản pháp luật để cán bộ Hải quan cũng như doanh nghiệp dễ tiếp cận và sử dụng, qua đó tự xác định mức thuế phải nộp.

Việc công bố những tài liệu này phải được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Hải quan và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Sự dễ dàng tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu trong việc hướng dẫn về thuế XNK với tất cả các chủ thể tham gia hoạt động ngoại thương.

Ket luận chương 1

Trong Chương 1 tác giả đã khái quát được khái niệm thuế xuất nhập khẩu, thất thu thuế và quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu, vai trò của quản lý chống thất thu thuế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế do kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng tăng, người và phương tiện xuất nhập khẩu ngày càng nhiều thì các phương thức quản lý thủ công sẽ không thể thực hiện được. Để quản lý chống thất thu thuế tốt thì tác giả cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Cơ sở lý luận trong chương 1 sẽ làm nền tảng để tác giả đánh giá thực trạng quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu của Hải quan Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2018 ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH HẢI QUAN GIAI ĐOẠN 2016-2018

Một phần của tài liệu 1338 quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu trong ngành hải quan giai đoạn 2016 2018 luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w