Vai trò của ngân sách xã

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28 - 30)

Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở trong hệ thống chính trị quốc gia, HĐND xã là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương, ra quyết đinh đối với các việc quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển KT - XH của địa phương. Chính quyền cấp xã trực tiếp liên hệ với người dân để giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân.Ngày nay công cuộc đổi mới KT - XH ở nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ. Chính quyền cấp xã phải nâng cao năng lực quản lý, thực hiện nhiệm vụ linh hoạt với phạm vi quyền hạn, chức năng được giao ở xã. Quản lý nhà nước ở cấp trung ương là quản lý toàn diện, mọi lĩnh vực của Nhà nước. Quản lý ở cấp chính quyền địa phương là quản lý các mặt chức năng cũng như nhiệm vụ được phân giao thuộc phạm vi lãnh thổ; là quản lý về mặt dân sinh, KT - XH, văn hóa và an ninh ở xã, đòi hỏi phải có bộ máy quản lý và nguồn tài chính tương xứng để thực thi. Vai trò chủ yếu của NSX trong việc phát triển KT - XH nông thôn Việt Nam được thể hiện ở một số điểm sau:

Một là, Ngân sách xã đã tạo điều kiện vật chất phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khi ngân sách hoạt động hiệu quả sẽ tác động to lớn đến ở địa

phương, phát huy những thế mạnh đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, thúc đẩy xoá bỏ phương thức cổ truyền, tự cung tự cấp dẫn đến hình thành nền kinh tế hàng hoá phong phú, đa dạng và phát triển, kích thích áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới ở nông thôn, từ đó tạo tiền đề để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông - công nghiệp hiện đại.

Hai là, Ngân sách xã là cơ sở thúc đẩy xây dựng bộ mặt nông thôn: Xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, vốn này có đặc điểm là thời hạn thu hồi chậm, thậm chí đầu tư không thu hồi được vốn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cho xã hội rất cao. Vì vậy, mà kinh tế tư nhân không tham gia hoặc tham gia không đáng kể mà chủ yếu do NSNN bỏ ra để đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Các xã, thị trấn là cấp chính quyền cơ sở, là nơi tiếp nhận sự chỉ đạo, đầu tư từ đơn vị hành chính cấp trên nhưng đơn vị hành chính cấp xã lại có tính độc lập, khép kín, tự quản rất cao về nhiều mặt nên có nhiều việc như xây dựng đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, nhà trẻ, mẫu giáo, công trình phúc lợi công cộng... chủ yếu do xã đảm nhận với sự đóng góp của nhân dân trong xã. Chính vì vậy mà phương thức đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn phải đa dạng và vận dụng triệt để huy động nguồn NSNN và nguồn đóng góp nhân dân cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc vận dụng khéo léo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là phương thức giải quyết tốt vấn đề trên.

Ba là, Ngân sách xã đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá, phát thanh truyền hình, nông lâm thủy lợi. Sự hỗ trợ hợp lý của NSX được xem là một trong những nhân tố quan trọng để xây dựng trường lớp, giải quyết nạn mù chữ; hướng nghiệp cho thanh niên, cung cấp thông tin khuyến nông và thị trường cho nông thôn; phối hợp với kênh thông tin từ hệ thống phát thanh truyền hình để tạo ra sự liên hệ, giao tiếp mới, góp phần tăng khả năng sản xuất, mua bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và nâng cao đời sống văn hoá của nông thôn. Với phong trào văn hoá, văn nghệ: NSX là nguồn kinh phí cơ bản tài trợ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục - thể thao ở xã; những hoạt động này không những chỉ là hoạt động nâng cao sức khoẻ, vui chơi, giải trí,

mà còn là cơ hội để tập hợp, đoàn kết nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Bốn là, phát huy vai trò của Ngân sách xã với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau. Phát triển các kết cấu hạ tầng KT - XH, đi liền với thúc đẩy kinh tế và phát triển văn hoá - thể thao, sẽ thúc đẩy hình thành các trung tâm thị trấn mới góp phần vào quá trình thành thị hoá nông thôn, hạn chế dần sự phát triển cách biệt giữa nông thôn và thành thị; cũng từ đó phát sinh tăng nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Thông qua hoạt động thu và các nguồn thu được tạo lập tập trung vào NSX, đồng thời chính quyền cơ sở thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác theo pháp luật của Nhà nước. Việc kiểm soát thông qua NSX được thể hiện qua việc phân loại các ngành nghề kinh doanh, các chủng loại hàng hóa, qua đó huy động các nguồn đóng góp vào ngân sách, tận thu và nuôi dưỡng nguồn thu, chống các hoạt động kinh tế phi pháp, trốn lậu thuế. Với các hình thức thu phù hợp, chế độ miễn giảm công bằng, NSX một mặt tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh ở cơ sở, bởi đây là đối tượng tác động chủ yếu đến thu NSX. Việc phân chia giữa các khoản thu nhập là vấn đề quyết định xu hướng ngành nghề kinh doanh, qua đó kích thích các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, theo định hướng của Nhà nước và chính quyền cơ sở. Mặt khác thu NSX còn góp phần thực hiện các chính sách xã hội: Bảo đảm công bằng giữa các đối tượng có nghĩa vụ đóng góp vào NSX, miễn giảm cho các đối tượng chính sách ưu tiên. Ngoài ra, việc thực hiện đúng các phương thức và các mức thu, phạt, thưởng đối với các tổ chức và cá nhân được coi là một biện pháp kinh tế buộc họ phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Nhà nước và chính quyền cơ sở, thực hiện nghĩa vụ của mình trước cộng đồng.

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w