2.2.1.1. Cơ sở thực hiện thu, chi ngân sách xã
Căn cứ vào Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh Nam Định, cùng với việc quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc huyện Trực Ninh, nguồn thu, nhiệm vụ chi NSX, thị trấn được phân cấp cơ bản ổn định. Các nguồn thu NSX được hưởng và các nhiệm vụ chi của NSX được quy định chi tiết, cụ thể:
* Nguồn thu NSX và tỷ lệ % phân chia nguồn thu cho NSX
- Các khoản thu tại xã ngân sách hưởng 100%:
Lệ phí môn bài, thuế GTGT từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn xã;
Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
Các khoản phí, lệ phí thu từ các hoạt động do cấp xã quản lý, tổ chức thu; Thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích và đất công;
Thu các khoản thanh lý;
Thu xử phạt; thu đền bù thiệt hại đất trên địa bàn xã; Thu đóng góp tự nguyện, viện trợ không hoàn lại; Thu kết dư NSX;
Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
- Các khoản thu phân chia cho NSXhưởng theo tỷ lệ %:
2 Lệ phí môn bài từ cá nhân, hộ kinh doanh cá thể 70%
3 Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản,từ hoạt động sản xuất kinh doanh cá nhân 70%
4 Tiền thuê mặt đất, mặt nước 30%
5 Lệ phí trước bạ nhà đất 70%
6 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 70%
Các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh.
đóng góp tự nguyện cho từng dự án theo quy định của pháp luật, do HĐND xã, thị trấn quyết định đưa vào NSX, thị trấn quản lý. Bao gồm: Trường mầm non, tiểu học; Trụ sở cơ quan quản lý hành chính cấp xã; Trạm y tế, tuyến đường giao thông
liên xã, nội xã, thị trấn; Nhà văn hóa xã và các công trình phục vụ công cộng khác do cấp xã quản lý.
Các khoản chi ĐTPT khác theo quy định của pháp luật.
b. Chi thường xuyên cho các hoạt động về:
Hoạt động của chính quyền cấp xã (Tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức ở cấp xã; Chi sinh hoạt phí đại biểu HĐND; Các khoản phụ cấp được hưởng; Công tác phí; Chi hoạt động, văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm...); Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên phương tiện làm việc; Chi khác theo chế độ.
Hoạt động của các cơ quan Đảng, đoàn thể cấp xã.
Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mỉnh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ thuộc đối tượng phải nộp trong phạm vi cấp xã quản lý.
Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: Huấn luyện, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ; công tác về nghĩa vụ quân sự; tuyên truyền, vận động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn xã.
Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp chi sinh hoạt phí giáo viên ở đây do cấp xã quản lý.
Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã, hoạt động y tế cộng đồng do cấp xã quản lý.
Chi đảm bảo xã hội: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã, thị trấn nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; chi cho các đối tượng
già cả cô đơn, không nơi nương tựa theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chi hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do cấp xã quản lý. Chi duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã, thị trấn quản lý như: trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan quản lý nhà nước cấp xã, nhà văn hóa, thư viện, đài, cơ sở thể dục thể thao, vỉa hè, cây xanh...
Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: sự nghiệp nông, ngư nghiệp... theo chế độ quy định.
Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
2.2.1.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các đơn vị tham gia quản lý ngân sách địa phương
Chi Cục thuế và các đơn vị tổng hợp của huyện căn cứ tình hình hoạt động và tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình thực hiện kế hoạch các năm trước của huyện để xác định dự toán thu một cách hợp lý, phù hợp quy định; tham mưu cho UBND huyện khi giao dự toán thu cho các đơn vị, đảm bảo nguyên tắc tổng thu NSNN giao cho các đơn vị phải bằng hoặc cao hơn dự toán thu của tỉnh giao cho huyện, đồng thời thường xuyên theo dõi sát tình hình thực tế và các nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm thu ngân sách trên từng địa bàn để tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương các biện pháp chỉ đạo tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, khó khăn để đảm bảo tăng tưởng kinh tế đạt và vượt mức các chỉ tiêu đề ra.
Phòng TCKH là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện lập dự kiến phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB cho từng đơn vị, dự án công trình thuộc ngân sách địa phương. Để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ KT - XH và các qui hoạch phát triển lâu dài của địa phương.
Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện bám sát quy hoạch, kế hoạch được duyệt thực hiện việc sắp xếp bố trí đầu tư phù hợp, thực hiện nghiêm các thủ tục và trình tự quản lý vốn đầu tư XDCB, đảm bảo việc áp dụng các tiêu chuẩn định mức, đơn giá, sát thực, kịp thời, hạn chế tối đa thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản. Các thông tin giá, bộ đơn giá tổng hợp, các tiêu chuẩn kỹ thuật mới, tiến bộ đã được các
phòng, ngành, bộ phận cập nhật kịp thời để sử dụng trong quản lý.
Tổ chức quản lý tốt các chợ, các điểm kinh doanh, các bến bãi..., vì đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong NSX của một số xã trong huyện.
Thực hiện tốt việc công khai tài chính và sử dụng ngân sách ở các xã, thị trấn để tăng cường sự giám sát của cán bộ, của nhân dân nhằm thúc đẩy tiết kiệm chi, chống tham nhũng, không hiệu quả. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công khai tài tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, công khai các khoản đóng góp của dân, công khai phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn ngân sách với phương thức, thủ tục được rút gọn, thông tin dễ xem, dễ nắm bắt.
Cơ quan thuế đã tập trung nguồn nhân lực quản lý, giám sát các khoản thu thuế và thu ngân sách trong điều kiện triển khai thực hiện, cơ chế tự kê khai tự nộp thuế được áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng. Uỷ nhiệm cho cấp xã thực hiện thu thuế với những khoản thuế nhỏ nằm rải rác tại xã, thị trấn.
Về quản lý chi đầu tư XDCB, đã xây dựng chuẩn các quy trình nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB. Để quản lý tốt chi ngân sách cho đầu tư XDCB chính quyền các cấp của huyện Trực Ninh đã chú trọng công tác kiểm tra giám sát và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát khi thanh toán vốn.
Về quản lý và kiểm soát các khoản chi thường xuyên của ngân sách theo hướng kiểm soát chi theo kết quả đầu ra. Thông qua các biện pháp quản lý chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước, hoàn thiện và xây dựng chuẩn các quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý, kiểm tra, kiểm soát theo dự toán được duyệt, đảm bảo theo chế độ và tiêu chuẩn, kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, không có trong dự toán.
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã
Hiện nay, ở cấp xã bộ máy quản lý NSX bao gồm: Chủ tịch UBND xã (chủ tài khoản), một kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán và một thủ quỹ.
300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 n ʌ ■ 25, 00 20, Vz7∣ S 15, 00 10, 00 / 5,00 0,00 2015 2016 2017 2018 Thu hướng 100% 19.668 15.132 12.946 44.195
Thu điều tiết % 21.125 29.879 30.725 58.833
Thu bổ sung 100.538 130.890 145.064 151.997
Thu chuyển nguồn 9.714 8.034 36.212 512
• Tốc độ tăng SO với năm trước (%)
4,43 21,78 22,30 13,60
+ Công chức kế toán - tài chính có chức năng giúp Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện công tác quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã. Công chức kế toán hiện nay phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tối thiểu trung cấp tài chính - kế toán (đối với những xã có quy mô lớn, quản lý phức tạp, Chủ tịch UBND cấp huyện có thể cho phép cấp xã được bố trí thêm 01 công chức kế toán thông qua hình thức thi tuyển).
+ Thủ quỹ NSX có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của cấp xã. Đối với xã có quy mô thu chi nhỏ, có thể sử dụng cán bộ (trừ cán bộ kế toán xã) kiêm nhiệm vị trí này.
Cho dù số lượng biên chế tài chính xã có khác nhau, nhưng các nhiệm vụ mà Ban tài chính xã phải đảm nhận lại giống nhau. Nhiệm vụ chung nhất của Ban tài chính xã là giúp UBND xã quản lý Nhà nước về tài chính tại cấp xã.
Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức xã huyện Trực Ninh năm 2018
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Trực Ninh)
2.2.3. Nội dung quản lý ngân sách xã2.2.3.1. Kết quả thu, chi ngân sách xã 2.2.3.1. Kết quả thu, chi ngân sách xã
a. Ket quả thu ngân sách xã của huyện Trực Ninh từ năm 2015 đến năm 2018
Kết quả thu NSX của huyện Trực Ninh được phản ánh qua số liệu đã được tổng hợp ở biểu số 3.2 (giai đoạn 2015 - 2018).
Thu NSX ở huyện Trực Ninh giai đoạn 2015 - 2018 bao gồm 3 nguồn thu chính đó là: Các khoản thu NSX hưởng 100%; thu điều tiết và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Tình hình thu NSX của huyện Trực Ninh trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực.
Từ năm 2015 đến 2017, tổng nguồn thu NSX đều có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng thu. Sau khi tốc độ tăng thu tăng mạnh 4,6 lần năm 2016 so với năm 2015, tốc độ tăng thu tăng nhẹ 0,52% vào năm 2017 đạt 22,3%, tuy nhiên đến năm 2018 lại giảm chỉ còn 13,6%. Trong cơ cấu nguồn thu của NSX chủ yếu là nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên và có xu hướng tăng dần theo nhiệm vụ chi hàng năm. Tỷ lệ nguồn thu này trên tổng nguồn thu NSX là 66,6% năm 2015, sau khi tăng lên 4,6% vào năm 2016 thì có xu hướng giảm, đến năm 2018 còn 59,5%. Nguồn thu NSNN phân cấp cho NSX hưởng 100% chiếm những tỷ lệ không đều, thấp nhất là năm 2017 (5,8%) và cao nhất năm 2018 (17,3%). Các khoản thu
phân chi theo tỷ lệ % chiếm khoảng 13,7% - 23%. Việc phân cấp chi tạo nguồn vốn để chi cho ĐTPT địa phương chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu NSX, điều này thể hiện mức độ phát triển kinh tế và sự phụ thuộc vào ngân sách cấp trên của NSX.
Thu chuyển nguồn chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, nhất là năm 2018 (0,2% tương đương với khoảng 512 triệu đồng). Chỉ có năm 2017 vọt lên rất lớn (hơn 36 tỷ đồng). Sở dĩ số thu này của năm 2017 có biến động tăng rất lớn so với các năm trước đó là vì năm 2017, huyện Trực Ninh hướng tới mục tiêu về đích Chương trình NTM. Đây là số thu do nguồn thu đến chậm vào những tháng cuối năm, vì vậy chính quyền cơ sở không kịp giải ngân, chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Một số dự án đã được phê duyệt từ đầu năm nhưng chưa triển khai được do cuối năm mới bố trí được vốn, dẫn đến phải xin phê duyệt chuyển tiếp dự án và chuyển nguồn kinh phí sang năm sau để thực hiện cùng với các dự án mới.
Mức độ biến động của từng loại nguồn thu qua các năm không đồng đều như nhau (Biểu đồ 2.3).
Đơn vị tính: số lần
Biểu đồ 2.3: Tốc độ biến động các nguồn thu NSX qua các năm so với năm 2015
(Nguồn: Phòng TCKH huyện Trực Ninh)
Qua biểu đồ có thể thấy, nguồn thu chuyển nguồn có mức độ biến động mạnh nhất; nguồn thu tương đối ổn định là thu bổ sung. Các nguồn thu còn lại tăng
giảm tuy không ổn định nhưng với mức độ biến động nhẹ.
Xét theo nội dung và cơ cấu từng nguồn thu mà NSX được hưởng, tình hình và mức độ biến động theo thời gian như sau:
1) Nguồn thu xã được hưởng 100%
Đơn vị tính: triệu đồng
Biểu đồ 2.4: Quy mô nguồn thu NSX hưởng 100% giai đoạn 2015-2018
(Nguồn: Phòng TCKH huyện Trực Ninh)
Phí, lệ phí: Chủ yếu là khoản thu: Lệ phí chứng thực tại xã; phí chợ và phí đò (từ năm 2018 trở đi đổi sang cơ chế giá và được quyết toán vào thu khác); phí thuê bến bãi các hoạt động du lịch thắng cảnh lễ hội, tỷ trọng nguồn thu này luôn tương đối ổn định ở mức khoảng 0,3% - 0,8% trong tổng nguồn thu NSX. Số thu này năm 2017 trở đi có xu hướng giảm là do sự thay đổi quy định về một số khoản phí, lệ phí.
Thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích và đất công: Khoản thu này Nhà nước giao cho các xã quản lý với mục đích khuyến khích các xã tham gia vào quá trình quản lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tạo nguồn thu cho NSX. Tỷ trọng
nguồn thu này trên tổng thu NSX có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2015 - 2018 , cụ thể năm 2018 chỉ còn 1,4%, bằng một nửa tỷ trọng của năm 2015 là 2,8%.
Thu hỗ trợ đền bù khi Nhà nước thu hồi đất: đây là khoản Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất. Tỷ trọng của khoản thu này trên tổng thu NSX có xu hướng giảm dần từ 5,1% năm 2015 xuống tương đối thấp là 1% trong năm 2018.
Thu từ đóng góp tự nguyện và đóng góp của nhân dân: đây là khoản thu bất thường của NSX , theo tinh thần tự nguyện hoặc viện trợ không hoàn lại cho chính quyền cấp xã của các tổ chức, cá nhân. Tùy thuộc vào đặc điểm địa lý, lịch sử truyền thống của từng địa phương mà có xã có nguồn thu này nhưng nơi khác không có và không phải năm nào cũng có. Mục đích của nguồn thu sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình phụ trợ công cộng phục vụ cho lợi ích số đông người dân tại địa phương. Tính không ổn định, khó dự báo để dự toán của khoản thu này thể hiện ở số liệu quyết toán, qua 4 năm số thu có những biến động tăng giảm thất thường giảm mạnh 1.730 triệu đồng năm 2016 so với năm 2015, đến năm 2017 tiếp tục giảm 95 triệu đồng xuống còn 719 triệu đồng; tuy nhiên đến năm 2018, số thu này tăng 506 triệu đồng lên 1.224 triệu đồng (chiếm khoảng 0,3% -