Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 43 - 45)

(1) Mức độ tuân thủ quy định pháp lý trong quản lý ngân sách xã

Quản lý NSX là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là hành vi của con người trong các cơ quan Nhà nước cấp cơ sở. Đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật đối với các hoạt động thu, chi NSX. Do đó, để xây dựng và phát triển NSX đáp ứng được nhu cầu quản lý NSX của chính quyền cấp xã và nhu cầu phát triển KT - XH, văn hóa, an ninh quốc phòng ở địa phương thì việc tuân thủ các quy định có tính pháp lý cần phải được tuân thủ trên mọi phương diện và ở cả 3 khâu của chu trình ngân sách: lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách.

(2) Độ tin cậy của ngân sách: thể hiện một ngân sách của xã hay bất kỳ của một cấp ngân sách nào được lập phải dựa trên cơ sở thực tế và có tính khả thi. Nó cho phép đánh giá tính kỷ luật trong tuân thủ các yêu cầu của dự toán ngân sách đã được HĐND các cấp phê duyệt và khả năng thực hiện dự toán ngân sách địa phương. Số liệu thực tế thực hiện ngân sách (được thể hiện qua số liệu quyết toán) có mức chênh lệch so với dự toán ban đầu thì bản dự toán đó sẽ kém tính khả thi. Mức độ chênh lệch càng nhỏ, thì độ tin cậy của ngân sách được đánh giá càng cao. Theo thông lệ quốc tế, các mức chênh lệch giữa số liệu ngân sách thực hiện và dự toán ban đầu chỉ cho phép ở mức cao hơn hoặc thấp hơn 5% và lớn hơn mức này sẽ tùy theo cấp độ mà đánh giá điểm đối với chính quyền cấp đó về chất lượng công tác quản lý chi tiêu công.

Để đánh giá quản lý NSX theo tiêu chí này, chỉ số được sử dụng là so sánh mức chênh lệch giữa tổng chi ngân sách thực hiện so với dự toán ngân sách gốc được quyết định hay so giữa số liệu thực hiện thu ngân sách so với dự toán thu đã được xây dựng ban đầu.

áp dụng theo công thức:

Mức chênh lệch giữa Tổng chi ngân sách thực tế - Tổng dự toán

tổng chi ngân sách thực = Tổng dự toán X 100% tế so với dự toán

Mức chênh lệch giữa Tổng thu ngân sách thực tế - Tổng dự toán

tổng thu ngân sách = Tổng dự toán X 100% thực tế so với dự toán

(3) Tính toàn diện về thông tin ngân sách và tình hình sử dụng ngân sách:

Trong công tác quản lý NSX, tất cả hoạt động thu ngân sách hay sử dụng ngân sách đều phải được tổng hợp đầy đủ trong các báo cáo ngân sách để đảm bảo tính công khai, minh bạch và hoàn thiện phân bổ và sử dụng các nguồn lực này, đồng thời đảm bảo cho tính bền vững của ngân sách. Các thông tin ngân sách sau khi tổng hợp đều phải trình lên HĐND xã để phục vụ cho công tác giám sát và kiểm tra của cơ quan này. Điều này có thể được đáp ứng nếu các hoạt động ngoài ngân sách và các hoạt động được tài trợ ngân sách có tầm quan trọng không đáng kế hoặc bất cứ khoản chi tiêu đáng kể nào của các hoạt động ngoài ngân sách và các hoạt động được tài trợ ngân sách cũng được đưa vào báo cáo ngân sách.

Việc đánh giá công tác quản lý NSX theo tiêu chí này có thể dựa vào một số các thông tin về: số loại nguồn thu và quy mô nguồn thu bị bỏ sót, hoặc thất thu, các khoản đóng góp tự nguyện hoặc theo quy định của người dân trong xã, số các nguồn chi và quy mô chi, các khoản vay nợ và số nợ đọng của chính quyền xã... chưa được phản ánh trong cả dự toán và quyết toán NSX.

(4) Mức độ công khai, minh bạch ngân sách: Chỉ tiêu này vừa là tiêu chí đánh giá chất lượng, vừa là điều kiện cần thiết để công tác quản lý NSX đạt hiệu quả. Công khai, minh bạch ngân sách cần được hiểu trên hai giác độ đó là thông tin nguồn lực tài chính cần phải được thông báo công khai giữa các cấp chính quyền với nhau và khả năng tiếp cận thông tin ngân sách của người dân trên địa bàn. Như vậy, nếu thông tin ngân sách và quản lý ngân sách công khai minh bạch vừa giúp cho hoạt động triển khai quản lý ngân sách hiệu quả, và cũng giúp cho việc huy

động sự tham gia của người dân vào công tác quản lý ngân sách của chính quyền xã cả về tuân thủ nghĩa vụ đóng góp và giám sát các hoạt động chi tiêu ngân sách đảm bảo hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của người dân.

Vấn đề công khai thông tin về ngân sách được quy định trong một số Luật: Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công, Luật Đấu thầu... Tuy nhiên cũng cần phải đánh giá phương thức tiến hành, quy trình triển khai thực hiện của các cấp chính quyền địa phương về hoạt động này.

Các thông tin để sử dụng cho việc đánh giá mức độ công khai ngân sách phải bao gồm cả số lượng (các nội dung thông tin được công khai đầy đủ hay không) và cả chất lượng thông tin (trình bày có dễ hiểu không, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu không) và cách thức/kênh cung cấp thông tin đến người dân phù hợp (như có thể qua các phương thức ấn phẩm, website, niêm yết nơi sinh hoạt cộng đồng...).

(5) Tính hiệu quả trong chi tiêu và quản lý của ngân sách: Chỉ tiêu này phản ánh NSX được lập phải gắn với kế hoạch phát triển KT - XH để giúp cho kế hoạch ngân sách phù hợp với định hướng chi tiêu của địa phương và đáp ứng nhu cầu của người dân.

Căn cứ để đánh giá mức độ hiệu quả quản lý chi phải từ trong quá trình lập dự toán, trong đó các chỉ tiêu dự toán được lập phải tiến hành đồng bộ với tiến trình lập kế hoạch phát triển KT - XH, phải được xây dựng dựa trên một kế hoạch trung hạn và có tính đến các biến động kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó cần thiết lập các báo cáo về kết quả các chương trình chi tiêu ngân sách giải trình về kết quả đầu ra và hiệu quả hay tác động của chi ngân sách đối với các nhiệm vụ KT - XH mà chính quyền cấp xã đảm nhận.

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w