Kiến nghị với tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 118 - 124)

Đề nghị HĐND, UBND tỉnh tiếp tục phân cấp mạnh mẽ cho NSX để NSX chủ động trong chấp hành dự toán. Đổi mới cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để tăng nguồn thu cho NSNN nói chung và NSX nói riêng, đây là nguồn thu rất lớn cho NSX để triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Song thực tế để thực hiện được việc này thủ tục hành chính còn gặp nhiều rườm rà từ cấp cơ sở đến tỉnh, có những dự án từ khi lập kế hoạch đến khi thực hiện mất rất nhiều thời gian mới thực hiện được.

Kiến nghị UBND tỉnh căn cứ quy hoạch chung, yêu cầu UBND cấp xã và huyện báo cáo các khu đất xen kẹt không nằm trong quy hoạch để xem xét đấu giá và tỉnh chỉ nên quy định mức giá tối thiểu, các bước giá, quy định quy trình thủ tục đấu giá và giao thẩm quyền cho cấp xã thực hiện. Điều này sẽ thuận lợi nhiều trong việc tăng thu ngân sách. Những xã nào có nguồn thu lớn mà đã cân đối đủ chi, phần còn lại điều tiết về ngân sách cấp trên hỗ trợ các mục tiêu chung của huyện, tỉnh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã tập trung nghiên cứu và đề xuất các quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Trước hết, chương 3 đã xác định cụ thể mục tiêu phát triển KT - XH trên địa bàn huyện Trực Ninh thời gian tới. Từ đó, trên cơ sở các nghiên cứu lý luận về NSX, nội dung quản lý NSX ở chương 1, tình hình thực tế công tác quản lý NSX tại huyện Trực Ninh ở chương 2, chương 3 đã đề xuất được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện, bao gồm 3 nhóm giải pháp sau:

- Nhóm giải pháp chung: Thực hiện công tác quản lý NSX theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành; Đẩy mạnh cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách xã nhằm tăng cường trách nhiệm và tính chủ động của chính quyền cấp xã; Hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ, công khai trong công tác quản lý ngân sách xã.

- Nhóm giải pháp chuyên môn: Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NSX; Nâng cao chất lượng công tác chấp hành và thực hiện dự toán NSX; Nâng cao chất lượng công tác quyết toán NSX.

- Nhóm giải pháp điều kiện: Nâng cao công tác quản lý ngân sách hiệu quả, tiết kiệm, tăng cường năng lực tự chủ tài chính; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ thu, chi và quản lý ngân sách của cơ quan có thẩm quyền dự toán và quyết toán ngân sách của địa phương; Kiện toàn và nâng cao quản lý NSX, từ lãnh đạo cho đến các cán bộ nghiệp vụ; Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan tài chính cấp trên với xã trong quản lý NSX; Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý NSX.

Để các giải pháp khả thi và có thể triển khai thực hiện được trong cuộc sống, luận văn cũng đã đưa ra các kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ; Bộ Tài chính; HĐND, UBND tỉnh Nam Định nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp.

KẾT LUẬN

Ngân sách nhà nước được coi là một trong các huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng để đảm bảo các mục tiêu điều tiết kinh tế vĩ mô. Ngân sách xã là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong hệ thống ngân sách nhà nước, là công cụ hữu hiệu để địa phương hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân; phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tài chính ở cấp xã hoạt động đi vào nề nếp, có hiệu quả là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã vững mạnh. Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 ban hành đã được quy định nhiệm vụ, quyền hạn về ngân sách của mỗi cấp chính quyền, trong đó Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã tăng cường quản lý ngân sách xã đóng góp một phần quan trọng để ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương.

Thông qua nghiên cứu thực tế, thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Trực Ninh đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau:

Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về vị trí, vai trò của ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã, cũng như vai trò của chính quyền cơ sở và sự cần thiết trong việc tăng cường quản lý ngân sách xã.

Thứ hai, Đề tài đã phân tích, đánh giá được thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2018. Trên cơ sở đó đã chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý ngân sách xã của huyện Trực Ninh trong thời gian qua bằng những số liệu cụ thể chứng minh cho thấy: công tác quản lý ngân sách xã đã được các cấp chính quyền của huyện Trực Ninh quan tâm nhưng chưa đúng mức, cán bộ làm công tác quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ xã chưa đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết và khắc phục những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý ngân sách xã.

ngân sách xã trong thời gian tới và đề xuất một số kiến nghị với các cấp nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý ngân sách xã, để ngân sách xã đi vào nề nếp.

Với khối lượng thời gian tìm hiểu thực tế không dài và trình độ lý luận còn hạn chế chắc chắn còn những nhìn nhận chưa hoàn chỉnh. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn, góp phần vào công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách xã nói riêng ngày một hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 94/2005/TT-BTC ngày 12/12/2005 về việc ban hành “Chế độ kế toán ngân sách xã và tài chính xã”;

2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;

3. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách;

4. Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC- BNV ngày 31/12/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tinh;

5. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước;

6. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

7. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật NSNN năm 2015;

8. Quốc hội (2002), Luật NSNN năm 2002, số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002; 9. Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày

28/11/2013;

10. Quốc hội (2015), Luật NSNN năm 2015, số 83/2015/QH13, ngày 25/6/2015; 11. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, số

77/2015/QH13, ngày 19/6/2015;

12. Quốc hội (2015), Luật Phí và lệ phí năm 2015, số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015;

tỉnh Nam Định về việc quy định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách tỉnh Nam Định năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020;

14. Nghị quyết số 30/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của HĐND tỉnh Nam Định sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 27/2016/NQ/HĐND ngày 14/12/2016;

15. Trang thông tin điện tử của UBND huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; 16. Website của Sở Tài chính tỉnh Nam Định;

17. PGS.TS. Đặng Văn Du và PGS.TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2012), Giáo trình Quản lý tài chính xã, Nxb. Tài chính;

18. TS. Bùi Tiến Hanh và TS. Phạm Thị Hoàng Phương (2016), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb. Tài chính;

19. Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Trực Ninh, báo cáo quyết toán thu, chi NSNN huyện Trực Ninh giai đoạn 2015 - 2018;

20. Nguyễn Quốc Lâm (2010) với luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện cơ chế quản lý thu NSX ở tỉnh Nam Định”;

21. Ngô Thanh Huyền (2010) với đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay”;

22. Lê Thị Khuyên (2014) với đề tài “Quản lý ngân sách xã trẻn địa bàn huyện Tứ Kỳ - Hải Dương”;

23. Phùng Thị Bích Thủy (2018) với đề tài “Quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”.

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

Tích (X) vào ô cho câu trả lời:

I. Thông tin người được phỏng vấn:

1. Tuổi:

2. Nghề nghiệp:

3. Nơi ở (Xã/Thị trấn):

II. Mức độ quan tâm đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn sinh sống:

1. Anh/Chị có hiểu biết gì về ngân sách xã và công tác quản lý ngân sách xã không?

□ Biết về ngân sách xã

□ Hoàn toàn không biết

□ Không quan tâm

2. Anh/Chị có tìm hiểu về công tác quản lý ngân sách xã tại địa phương mình sinh sống bao giờ không?

□ Rất thường xuyên

□ Thường xuyên

□ Bình thường

□ Hiếm khi

□ Không tìm hiểu

III. Mức độ công khai thông tin về quản lý ngân sách xã:

1. Anh/Chị tìm hiểu qua kênh thông tin nào?

□ Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện

□ Bảng tin của Ủy ban nhân dânxã

□ Đài phát thanh địa phương

□ Báo chí, kênh truyền hình địa phương

□ Nge phổ biến tại các cuộc họpở thôn, xã

□ Khác

□ Những tài liệu nào được công khai qua những kênh thông tin Anh/Chị đã tìm hiểu?

□ Dự toán ngân sách nhà nước được HĐND phê duyệt

□ Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã

□ Báo cáo kiểm toán

□ Báo cáo thực hiện kết luận kiểm toán

□ Báo cáo kết quả chương trình chi tiêu ngân sách

□ Các thông tin có đáp ứng được nội dung Anh/Chị muốn tìm hiểu không?

□ Đầy đủ

□ Cơ bản đáp ứng được, chỉ còn thiếu một ít

□ Đã có nhưng còn thiếu rất nhiều

□ Không có

IV. Đánh giá về tính hiệu quả của chi tiêu ngân sách tại địa phương:

1. Anh/Chị đánh giá thế nào về mức độ hiệu quả của chi ngân sách xã hiện nay tại địa phương?

□ Hiệu quả

□ Tương đối hiệu quả

□ Không hiệu quả

2. Anh/Chị thấy các khoản chi của ngân sách xã hiện nay đã hợp lý chưa?

□ Hợp lý

□ Không hợplý

□ Không biết

□ Không quan tâm

3. Anh/Chị có được tham gia góp ý vào quy trình ba khâu của ngân sách xã tại địa phương không?

□ Được tham gia vào đầy đủ

□ Được tham gia nhưng không đầy đủ

□ Được tham gia nhưng chỉ mang tính hình thức

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 118 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w