1.3.2.1. Nguyên tắc cơ bản về quản lý ngấn sách xã
Quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã phải được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, tiết kiệm, hiệu quả và công khai.
Theo quy định “Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu được hưởng theo quy định ”12. Nghiêm cấm đi vay hoặc chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức để cân đối NSX. Như vậy, tổng số dự toán chi cả năm không được vượt quá tổng số dự toán thu cả năm; và tổng số quyết toán chi cả năm không được vượt tổng số quyết toán thu cả năm.
1.3.2.2. Cơ sở hình thành nguồn thu, nhiệm vụ chi
Nội dung cơ bản của PCQL NSNN: Đó là phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi;
phân cấp thẩm quyền quyết định những vấn đề có liên quan đến quản lý ngân sách cho mỗi cấp ngân sách. Theo quy định của Luật NSNN (2015) thì “Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách của chính quyền địa phương”.
a. Nguồn thu của NSX:
Nguồn thu NSX được hình thành từ ba nguồn sau:
- Các khoản thu NSXhưởng 100%:
Là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động và dành cho NSX được hưởng 100%. Cơ sở để hình thành và cho phép xã được hưởng 100% các khoản thu này chính là cơ sở kinh tế và yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu, cụ thể:
Dựa trên cơ sở kinh tế (người nào là chủ sở hữu hoặc được giao quyền sở hữu các tư liệu sản xuất thì được hưởng lợi ích từ khai thác, sử dụng các tư liệu sản xuất đó), các khoản thu từ đấu thầu, khoán trên đất công ích của xã; các khoản thu do kết quả đầu tư của xã mang lại, như: phí họp chợ, bến bãi, thu kết dư NSX... Ngoài ra, một số khoản thu được hình thành từ quyền lựa chọn ưu tiên đầu tư của người dân hoặc người tài trợ cũng trở thành các khoản thu NSX được hưởng 100%, như: khoản ủng hộ, đóng góp tự nguyện...
Dựa trên yêu cầu tập trung quản lý (thường là những khoản thu nhỏ lẻ, gắn liền với các hoạt động thường xuyên của chính quyền cấp xã), thì giao cho xã thu và hưởng 100%, như: phí, lệ phí và một số khoản khác.
- Các khoản thu NSXđược phân chia theo tỷ lệ:
Cơ sở để hình thành các khoản thu này cũng bao gồm:
Cơ sở kinh tế: Những lợi ích gì thuộc về quyền sở hữu của chính quyền cấp trên phát sinh trên địa bàn xã, thì chính quyền cấp trên được hưởng; song nên có phân chia lại một phần cho cấp xã để tạo sự phối hợp quản lý có hiệu quả.
Yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu: những khoản thu lớn và tương đối ổn định thường dành cho ngân sách cấp trên.
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nâng cao tỷ lệ để lại cho NSX (có thể lên tới 100%). Thông qua đó, quyền chủ động của chính quyền cấp xã trong quản lý KT - XH sẽ được phát huy ngày càng cao hơn.
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:
Trong hệ thống tổ chức NSNN, mỗi cấp đều phải đảm bảo cân đối thu - chi của mình. Tuy nhiên, có thể xảy ra trường hợp cấp ngân sách (hay một bộ phận của cấp ngân sách) nào không tự cân đối được. Để đảm bảo cân đối thu - chi ngay từ khâu dự toán, ngân sách cấp trên có trách nhiệm cấp bổ sung nguồn thu cho cấp ngân sách (hay bộ phận của cấp ngân sách) đó. Hiện nay, phần lớn NSX của nước ta chưa tự cân đối được thu - chi, phải trông chờ vào số cấp bổ sung từ ngân sách cấp trên, từ đó hình thành nguồn thu thứ ba của NSX.
b. Nhiệm vụ chi của NSX:
- Chi ĐTPT: Gồm các nội dung chi có liên quan đến XDCB, nâng cấp, cải tạo, làm mới các công trình thuộc hệ thống cơ sở vật chất của xã, như: Đường đi, nhà văn hóa, trường học, cầu, kênh, mương, trạm xá. Thông qua chi ĐTPT của NSX mà từng bước tạo dựng cơ sở vật chất cần thiết cho mục tiêu chuẩn NTM của xã. Phạm vi chi ĐTPT của NSX, gồm có:
+ Xây dựng các công trình của xã không có khả năng thu hồi vốn, theo phân cấp của tỉnh;
+ Xây dựng các công trình của xã từ đóng góp tự nguyện huy động được của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định, được sự đồng ý của HĐND xã đưa vào NSX quản lý;
- Chi thường xuyên: Là các khoản chi nhằm đảm bảo cho hoạt động của chính quyền cấp xã. Thuộc phạm vi chi thường xuyên của NXS, bao gồm:
+ Chi cho hoạt động quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ở xã; + Chi sự nghiệp văn - xã;
+ Chi sự nghiệp kinh tế;
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
năng NSĐP, HĐND cấp tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công
việc phù hợp.