Khái niệm quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 31)

Quản lý ngân sách xã là việc tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý tài chính và các nhiệm vụ thu, chi ngân sách để làm cơ sở, đường hướng cho NSX vận hành, hướng tới các mục tiêu xác định trong mối quan hệ, tác động qua lại giữa chính quyền cơ sở với nhân dân và các chủ thể kinh tế, chính trị, xã hội. Trong bộ máy

hành chính nhà nước Việt Nam, chính quyền cấp xã là chính quyền cơ sở trực tiếp nắm bắt, giải quyết các nguyện vọng của nhân dân triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn. Các nội dung hoạt động của chính quyền cấp xã đòi hỏi một nguồn lực tài chính đáp ứng rất lớn mà chủ yếu do NSNN đảm bảo. Chính vì thế càng đòi hỏi công tác, điều hành NSX công khai, minh bạch và khoa học. NSNN cấp xã - cấp đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt và cũng có đặc thù riêng: nguồn thu được khai thác trực tiếp trên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng được bố trí để phục vụ cho mục đích trực tiếp của cộng đồng dân cư trong xã mà không thông qua một khâu trung gian nào. Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước (2015) quy định, NSNN “được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp”. Vì vậy, các khoản thu, chi NSX phải đảm bảo sự cân đối, định mức, trên cơ sở pháp luật quy định, theo PCQL. Hoạt động của NSX không mang tính tự phát mà nó được thực hiện theo dự toán và được kiểm soát một cách chặt chẽ qua KBNN. Vì vậy, việc quản lý NSX nhất thiết phải vận hành theo ba khâu: Lập dự toán NSX; chấp hành ngân sách; kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách xã.

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w