Một số bài học về quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 52)

Một là, Quản lý chặt chẽ các nguồn thu NSX trên địa bàn huyện đảm bảo thu đúng, thu đủ, đạt và vượt dự toán; tìm ra giải pháp hữu hiệu để khai thác một cách hợp lý, nuôi dưỡng nguồn thu đảm bảo ổn định và phát triển bền vững, đặc biệt là mở rộng phát triển các nguồn thu mới có tiềm năng.

Hai là, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện tập trung chỉ đạo hoàn thiện quản lý NSX, nhất là các hiệu quả sử dụng kinh phí hoạt động chi NSX, tăng cường chi ĐTPT, bố trí kinh phí chi thường xuyên đảm bảo định mức và hợp lý. Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ.

Ba là, Nâng cao trình độ, năng lực của bộ máy cán bộ quản lý NSX, tăng cường giáo dục tư tưởng, ý thức của đơn vị trong việc sử dụng hiệu quả NSX; quan tâm đầu tư ứng dụng CNTT vào quản lý ngân sách để đảm bảo và thống nhất trong công tác quản lý NSX được chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tập trung tổng hợp các vấn đề lý luận về quản lý ngân sách xã và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã; đã làm rõ khái niệm của ngân sách xã và đặc điểm của NSX; phân tích vai trò của ngân sách xã trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam; đồng thời làm rõ khái niệm quản lý ngân sách xã; phân cấp quản lý ngân sách xã; tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã; các nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách xã; phân tích nội dung quản lý ngân sách xã cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã. Đặc biệt chương 1 đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý ngân sách xã ở một số huyện trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý ngân sách xã ở cấp huyện nói chung.

Những luận giải lý luận ở chương 1 đã xác lập cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2018 trong chương 2 cũng như xác định đúng hướng các nội dung và các giải pháp cần tiến hành để có thể hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định trong chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN TRỰC NINH

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Trực Ninh ngày nay nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định với diện tích tự nhiên 14395,4 ha. Dân số hiện nay là 178.103 người được phân bố ở 18 xã và 03 thị trấn.

Phía Bắc huyện giáp huyện Nam Trực và tỉnh Thái Bình, lấy sông Hồng làm ranh giới; phía Nam giáp huyện Hải Hậu; phía Đông giáp huyện Xuân Trường; phía Tây giáp huyện Nghĩa Hưng. Địa thế nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, như: Quốc lộ 21, 21B, 37B; tỉnh lộ 490C, 487, 488B, là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển các ngành dịch vụ, thương mại. Sông Hồng, sông Ninh Cơ là những mạch giao thông thủy quan trọng, thuận lợi cho Trực Ninh trong việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế với các nơi trong và ngoài tỉnh.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân Trực Ninh đã ra sức phấn đấu thi đua lao động, sản xuất, vượt qua nhiều khó khăn giành những thành tựu toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

- về sản xuất nông nghiệp

Với quyết tâm chính trị cao và nỗ lực thực hiện, Trực Ninh xác định: Để nâng cao đời sống của người dân cần phải tập trung phát triển kinh tế gắn với xây dựng NTM, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa. Trồng trọt chuyển dịch theo hướng chuyển trọng tâm sản xuất từ sản lượng sang chất lượng và giá trị, toàn huyện đã hình thành 23 cánh đồng lớn, sản xuất giống lúa, trồng lúa chất lượng cao như Bắc thơm 7 và lúa Nếp đặc sản. Sản lượng lúa hàng hóa chất lượng cao tăng từ 50% (năm 2015) lên 85% (năm 2018).

Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại tập trung, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm từ 55% (năm 2015) xuống còn 30% (năm 2018), sản lượng thịt hơi xuất

chuồng tăng nhanh, năm 2018 đạt 25743 tấn, tăng 38,97% so với năm 2015. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2018 đạt 6700 tấn, tăng 61,84% so với năm 2015.

Đến nay, Trực Ninh đã quy hoạch 20 vùng sản xuất tập trung tại 18 xã với tổng diện tích 395 ha, gồm các vùng trồng rau, củ, quả sạch, nuôi trồng thủy sản, trồng hoa cây cảnh, trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp. Đã hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản có quy mô lớn và hiệu quả kinh tế cao như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Cường Tân sản xuất giống lúa lai F1; Công ty trách nhiệm hữu hạn Toản Xuân sản xuất gạo sạch Bắc thơm 7; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chăn nuôi Phúc Hải ...

- Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Thời gian qua, huyện đã thu hút được hàng chục dự án đầu tư các lĩnh vực sản xuất như: may mặc, da giày. Nhờ đó, trong năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đã đạt 6203 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2017. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, bền vững đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện. Năm 2018, tổng sản phẩm bình quân theo đầu người được nâng lên 55 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm xuống còn 0,58%.

Trong năm 2018, huyện đã khởi công xây dựng và hoàn thành dự án lắp đặt máy biến áp T2, nâng tổng công suất trạm 110kV Trực Ninh lên 65 nghìn kVA, kịp thời cấp điện ổn định cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh trong dịp Tết Kỷ Hợi năm 2019 và nhu cầu phát triển KT - XH của huyện những năm tiếp theo.

- Hoạt động thương mại, dịch vụ

Địa thế có nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua tạo điều kiện hình thành các điểm thương mại - dịch vụ, kinh doanh xăng dầu trên tuyến. Huyện đang có chủ trương tập trung đẩy mạnh phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ vốn còn nhiều hạn chế theo lộ trình 05 năm bằng các biện pháp: Khuyến khích phát triển thương mại; Cải tạo, nâng cấp một số chợ ở một số nơi thành trung tâm đầu mối phân phối hàng hóa cho toàn huyện. Quy hoạch mạng lưới chợ của huyện đến năm 2020: Có

01 chợ hạng I, 02 chợ hạng II và 23 chợ hạng III...

- về giáo dục, văn hoá thông tin, lao động và việc làm

về giáo dục, theo số liệu điều tra đến hết tháng 5/2017, số người dân biết chữ trong độ tuổi 15-60 tuổi toàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã đạt 99,9%. Công tác vận động tài trợ giáo dục, phong trào khuyến học, khuyến tài được nhân rộng và có chiều sâu.

Về lao động và việc làm năm 2018, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm trên địa bàn huyện đạt 93,11%, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 40,73 triệu đồng/người (tăng gấp 3,74 lần so với năm 2010).

Về sự nghiệp văn hóa thông tin cũng có nhiều chuyển biến tích cực, phục vụ có hiệu quả cho đời sống nhân dân và nhiệm vụ chính trị của huyện. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa thông tin được tăng cường, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa '' với trọng tâm xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã, cơ quan, đơn vị văn hóa.Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hành nếp sống văn hóa triển khai rộng khắp đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân.

Về sự nghiệp phát thanh, Hệ thống phát thanh, truyền thanh của địa phương hoạt động có hiệu quả, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương cũng như nhu cầu tìm hiểu thông tin của nhân dân. Hạ tầng thông tin viễn thông và mạng lưới bưu chính phát triển nhanh. Năm 2018, tỷ lệ người dùng điện thoại đạt 82,5% - tăng 15,2% so với năm 2016...

- về đảm bảo xã hội:

Công tác giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, chỉ đạo nghiêm túc, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo là 4,34%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 9,52%. Nhưng đến năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,54% (giảm 1,8% so với năm 2016), tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 2,78% so với năm 2016 xuống còn 6,74%.

- về sự nghiệp y tế

trạm là đầu tư xây mới, 11 trạm được cải tạo, nâng cấp. Chất lượng khám, chữa bệnh đang dần được nâng lên ở cả tuyến huyện và xã, các chương trình mục tiêu y tế được thực hiện có hiệu quả cao.

- An ninh chính trị

An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội từ chỗ có nhiều phức tạp đã trở thành ổn định vững chắc. Các phong trào '' Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", ''Vì an ninh Tổ quốc '' luôn được đổi mới cả về hình thức, biện pháp và nội dung, hoàn thiện công tác, chiến đấu của lực lượng Công an. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân được thực hiện đúng pháp luật, không còn tình trạng lợi dụng khiếu tố gây sức ép phức tạp, bảo đảm ổn định trật tự an toàn.

Đến nay, huyện có 21/21 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM và hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. Ngày 21/4/2018, huyện Trực Ninh cùng với 03 huyện Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy của tỉnh Nam Định đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2017.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊABÀN HUYỆN TRỰC NINH TỈNH NAM ĐỊNH BÀN HUYỆN TRỰC NINH TỈNH NAM ĐỊNH

2.2.1. Nguyên tắc quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Trực Ninh2.2.1.1. Cơ sở thực hiện thu, chi ngân sách xã 2.2.1.1. Cơ sở thực hiện thu, chi ngân sách xã

Căn cứ vào Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh Nam Định, cùng với việc quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc huyện Trực Ninh, nguồn thu, nhiệm vụ chi NSX, thị trấn được phân cấp cơ bản ổn định. Các nguồn thu NSX được hưởng và các nhiệm vụ chi của NSX được quy định chi tiết, cụ thể:

* Nguồn thu NSX và tỷ lệ % phân chia nguồn thu cho NSX

- Các khoản thu tại xã ngân sách hưởng 100%:

Lệ phí môn bài, thuế GTGT từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn xã;

Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

Các khoản phí, lệ phí thu từ các hoạt động do cấp xã quản lý, tổ chức thu; Thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích và đất công;

Thu các khoản thanh lý;

Thu xử phạt; thu đền bù thiệt hại đất trên địa bàn xã; Thu đóng góp tự nguyện, viện trợ không hoàn lại; Thu kết dư NSX;

Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

- Các khoản thu phân chia cho NSXhưởng theo tỷ lệ %:

2 Lệ phí môn bài từ cá nhân, hộ kinh doanh cá thể 70%

3 Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản,từ hoạt động sản xuất kinh doanh cá nhân 70%

4 Tiền thuê mặt đất, mặt nước 30%

5 Lệ phí trước bạ nhà đất 70%

6 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 70%

Các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh.

đóng góp tự nguyện cho từng dự án theo quy định của pháp luật, do HĐND xã, thị trấn quyết định đưa vào NSX, thị trấn quản lý. Bao gồm: Trường mầm non, tiểu học; Trụ sở cơ quan quản lý hành chính cấp xã; Trạm y tế, tuyến đường giao thông

liên xã, nội xã, thị trấn; Nhà văn hóa xã và các công trình phục vụ công cộng khác do cấp xã quản lý.

Các khoản chi ĐTPT khác theo quy định của pháp luật.

b. Chi thường xuyên cho các hoạt động về:

Hoạt động của chính quyền cấp xã (Tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức ở cấp xã; Chi sinh hoạt phí đại biểu HĐND; Các khoản phụ cấp được hưởng; Công tác phí; Chi hoạt động, văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm...); Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên phương tiện làm việc; Chi khác theo chế độ.

Hoạt động của các cơ quan Đảng, đoàn thể cấp xã.

Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mỉnh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.

Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ thuộc đối tượng phải nộp trong phạm vi cấp xã quản lý.

Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: Huấn luyện, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ; công tác về nghĩa vụ quân sự; tuyên truyền, vận động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn xã.

Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp chi sinh hoạt phí giáo viên ở đây do cấp xã quản lý.

Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã, hoạt động y tế cộng đồng do cấp xã quản lý.

Chi đảm bảo xã hội: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã, thị trấn nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; chi cho các đối tượng

già cả cô đơn, không nơi nương tựa theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Chi hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do cấp xã quản lý. Chi duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã, thị trấn quản lý như: trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan quản lý nhà nước cấp xã, nhà văn hóa, thư viện, đài, cơ sở thể dục thể thao, vỉa hè, cây xanh...

Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: sự nghiệp nông, ngư nghiệp... theo chế độ quy định.

Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

2.2.1.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các đơn vị tham gia quản lý ngân sách địa phương

Chi Cục thuế và các đơn vị tổng hợp của huyện căn cứ tình hình hoạt động và tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình thực hiện kế hoạch các năm trước của huyện để xác định dự toán thu một cách hợp lý, phù hợp quy định; tham mưu cho UBND huyện khi giao dự toán thu cho các đơn vị, đảm bảo nguyên tắc tổng thu NSNN

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w