Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 96)

Thứ nhất, Sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp đối với tầm quan trọng và vai trò của NSX trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng, ở nông thôn được nâng cao; đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã đã có những chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức, ý thức trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản lý điều hành, phát triển NSX.

Thứ hai, Quy trình quản lý ngân sách theo quy định của Luật ngân sách từng bước được thực hiện và ngày càng được nâng cao chất lượng quản lý, điều hành gân sách xã.

Công tác lập dự toán đã được thực hiện theo quy định của luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Dự toán thu chi NSX đã bám sát định hướng phát triển KT - XH của địa phương. Chất lượng công tác lập dự toán từng bước được nâng cao, ngày càng cụ thể, chi tiết, sát với thực tiễn ở xã hơn. Các khoản thu chi NSX được tính toán phân bổ rõ ràng theo chế độ Nhà nước quy định, tạo thuận lợi cho công tác quản lý điều hành của chính quyền cơ sở và công tác kiểm soát thu chi của KBNN.

Công tác quản lý điều hành NSX: trong những năm qua cũng đã chặt chẽ hơn và dần đi vào nề nếp, khắc phục cơ bản được tình trạng ở một số xã tự thu, tự chi không qua KBNN như những năm trước đây. Đến nay tất cả các khoản thu, chi NSX đã được kiểm soát qua KBNN và thực hiện hạch toán theo chế độ kế toán quy

định. Đây là bước chuyển biến cơ bản về chất trong quản lý NSX, làm lành mạnh hoá, công khai hoá thu chi NSX; tạo niềm tin cho cán bộ và nhân dân trong quản lý điều hành thu, chi ngân sách với chính quyền cơ sở.

Công tác kế toán, hạch toán và quyết toán NSX đã từng bước được nâng cao về chất lượng, sổ sách kế toán đảm bảo đầy đủ, ghi chép kịp thời từ đó giúp công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành NSX tốt hơn, góp phần thực hiện tốt công tác công khai tài chính NSX.

Thứ ba, Tổ chức quản lý khai thác nguồn thu NSX có hiệu quả hơn so với giai đoạn trước. Xuất phát từ đặc điểm riêng có của NSX là một cấp ngân sách chưa hoàn chỉnh, nên những năm qua UBND tỉnh đã phân cấp mạnh đối tượng thu và tăng mạnh nguồn thu, tỷ lệ điều tiết cho NSX, nhằm gắn nghĩa vụ thu với quyền lợi được chi ngân sách của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, tạo điều kiện cho các xã tích cực khai thác triệt để các nguồn thu trên địa bàn.

Cán bộ lãnh đạo xã được quán triệt tinh thần Chỉ thị của Tỉnh uỷ, các cơ chế của UBND tỉnh nên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về thu ngân sách, coi đó là trách nhiệm, đồng thời cũng là quyền lợi được chi của ngân sách cấp mình; đồng thời cũng nhận thức rõ chi NSX trên cơ sở số thu có được trên địa bàn và huy động sức dân để xây dựng cơ sở hạ tầng là chính, nên đã tạo động lực mới, hướng đi rõ rệt cho việc phát triển và khai thác các nguồn thu.

Thu thường xuyên của NSX chủ yếu từ đất, do vậy chính quyền các xã đã tiến

hành rà soát, quản lý chặt chẽ đất công, thực hiện đấu thầu, khoán thầu đất công hàng

năm; nhất là qua công tác dồn điền đổi thửa đã quy hoạch, kế hoạch sử dụng quỹ đất công, ứng dụng khoa học kỹ thuật để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao nguồn thu NSX. Nhiều xã đã chú trọng khai thác, đầu tư phát triển nguồn thu lâu dài cho NSX như khôi phục, phát triển mới các làng nghề, ngành nghề truyền thống, đầu tư các dự án nâng cấp, xây dựng mới các chợ, bến đò, bến xe; chính vì vậy nguồn thu

thường xuyên những năm qua tăng cả về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong cơ cấu thu ngân sách xã.

Nhiều xã đã tích cực khơi dậy sức mạnh nội lực, huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội một cách hợp lý, công bằng, dân chủ bàn bạc, công khai theo đúng quy chế dân chủ cơ sở từ chủ trương thu, mức thu, quản lý chi đến quyết toán các khoản đóng góp của dân, nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT - XH địa phương cơ sở.

Công tác quản lý thu đã có sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở và sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban tài chính với Đội thuế xã để khai thác nguồn thu có hiệu quả. Các khoản thu cơ bản đã dùng biên lai thu theo quy định nên hạn chế hiện tượng phản ánh sai lệch khoản thu.

Thứ tư, Chi NSX đã cơ bản đã hình thành được cơ cấu chi hàng năm một cách hợp lý. Các xã tập trung trước hết nguồn kinh phí đảm bảo tốt cho hoạt động của của bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể; ưu tiên chi cho con người như: lương, phụ cấp, trợ cấp cán bộ đương chức và hưu xã, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chú trọng chi phát triển các sự nghiệp kinh tế, y tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh. Nguồn vốn nhân dân đóng góp và thu tiền sử dụng đất tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi phục vụ trực tiếp cho nhân dân trong xã như: trường học, đường giao thông, công trình nước sạch, nghĩa trang liệt sĩ.

Thứ năm, Công tác đào tạo và tổ chức cán bộ được tăng cường. Các cấp đã chú trọng quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, bố trí đội ngũ kế toán NSX theo yêu cầu quản lý của địa phương; từng bước đưa ứng dụng tin học vào quản lý tài chính kế toán NSX. Nhiều xã đã quan tâm bố trí, sử dụng cán bộ qua đào tạo cơ bản đảm nhận các chức danh chuyên môn của cán bộ công chức xã, bổ nhiệm cán bộ kế toán tài chính xã theo quy định của Nhà nước. Phòng tài chính huyện đã tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ quản lý NSX để đảm nhận nhiệm vụ giúp chính quyền cấp xã trong việc hướng dẫn chế độ chính sách mới, cập nhật và bổ sung nghiệp vụ quản lý đưa việc điều hành thu chi NSX vào nề nếp, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w