Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 108 - 110)

3.2.1.1. Thực hiện công tác quản lý ngân sách xã theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành

Để hoàn thiện công tác quản lý NSX theo đúng nội dung quản lý NSX cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc Luật NSNN trong cán bộ và nhân dân. Đồng thời trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt toàn bộ nội dung quản lý NSX theo quy định của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính

phủ, Thông tư số 342, 343, 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ tài chính. Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND tỉnh; thực hiện nghiêm túc và chuẩn chỉ các khâu: Lập, chấp hành dự toán NSX, kế toán và quyết toán NSX.

3.2.1.2. Đẩy mạnh cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã nhằm tăng cường trách nhiệm và tính chủ động của chính quyền cấp xã

HĐND tỉnh cần phải phân cấp mạnh cho chính quyền cấp xã đối với những khoản thu điều tiết giữa các cấp ngân sách thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, kể cả các đối tượng thu và tỷ lệ điều tiết cho NSX; thực hiện rộng rãi việc uỷ nhiệm thu các khoản thu theo quy định nhất là các khoản thu liên quan đến đất đai cho chính quyền cấp xã. Như vậy mới nâng cao được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền cấp xã trong công tác quản lý điều hành ngân sách nhằm gắn nghĩa vụ thu với quyền lợi được chi.

HĐND tỉnh cần sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện định mức chi tiêu cho phù hợp với thực tiễn NSX và có thể áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ do NSX lập trên cơ sở khung tỷ lệ chi quy định về cơ cấu chi NSX. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quản lý, kiểm soát chi chặt chẽ tất cả các khoản chi NSX qua KBNN.

3.2.1.3. Hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ, công khai trong công tác quản lý ngân sách xã

Đối với NSX là ngân sách của cấp chính quyền cơ sở, mọi hoạt động của nó đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến người dân. Cần phải phát huy dân chủ, làm cho nhân dân thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của họ đối với NSX. Thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ trong quản lý tài chính là việc chính quyền xã phải cung cấp cho nhân dân đầy đủ các thông tin về các hoạt động thu, chi NSX, hoạt động tài chính của UBND xã hoặc các đoàn thể, tổ chức xã tạo điều kiện để “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”.

Đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch là một yêu cầu rất cao trong hoạt động của các chính quyền, nhất là trong lĩnh vực NSNN, công khai minh bạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cần thiết để HĐND thực hiện chức năng quyết định và giám sát, công khai minh bạch về tài chính, NSX là thể hiện sự trong sạch của bộ

máy chính quyền địa phương. Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp:

Thứ nhất, Hoàn thiện hệ các văn bản liên quan đến công khai minh bạch tài chính, ngân sách để đảm bảo có khung pháp lý chuẩn cho các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện.

Thứ hai, Quy định rõ trách nhiệm của UBND xã, các bộ phận của UBND xã trong việc thực hiện công khai minh bạch tài chính, trách nhiệm, nghĩa vụ của UBND và cá nhân được giao nhiệm vụ trong việc việc nâng cao chất lượng các tờ trình về tài chính, ngân sách xã.

Thứ ba, Bồi dưỡng, tập huấn cho Thường trực HĐND xã có đủ am hiểu kiến thức về quản lý tài chính, NSX để thẩm tra và yêu cầu giải trình của UBND xã về những vấn đề mà HĐND xã quan tâm.

Thứ tư, Thông qua kỳ bầu cử HĐND thực hiện việc đổi mới cơ cấu thành phần đại biểu HĐND theo hướng tăng số lượng đại biểu có trình độ năng lực chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, hạn chế đại biểu kiêm nhiệm vừa là cán bộ chuyên môn vừa là đại biểu HĐND.

Thứ năm, Kiên quyết xử lý kỷ luật đối với các tổ chức cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch tài chính.

Một phần của tài liệu 1342 quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w