Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CONG TYTÀI CHÍNH CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC (Trang 26 - 27)

Để có thể đảm bảo an toàn thanh khoản, trước tiên TCTD cần phải nhận biết được c ác dấu hiệu RRTK để có phương án ứng phó kịp thời, áp dụng c ác biện pháp xử lý nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tối đa thiệt hại khi RRTK xảy ra. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu RRTK là rất cần thiết. RRTK của một TCTD thường được phản ánh thông qua c ác tín hiệu sau:

- Thứ nhất, lòng tin của dân chúng . Khi TCTD đánh mất niềm tin của

dân chúng sẽ khiến các khách hàng lo ngại TCTD không đủ tiền mặt để thanh to án c ác khoản tiền gửi của họ . Lúc đó TCTD sẽ lâm vào tình trạng vừa phải đối mặt với tăng cầu thanh khoản do việc rút tiền trước hạn đồng loạt, đồng thời đối mặt với giảm cung thanh khoản do mất dần những khoản tiền gửi v ào . Điều này khiến TCTD mất dần khả năng thanh to án, đối mặt với nguy cơ

RRTK ở mức độ cao .

- Thứ hai, sự biến động giá cổ phiếu của TCTD. Khi TCTD có những

dấu hiệu bất ổn, sự nhạy bén của thị trường sẽ khiến thị giá cổ phiếu của TCTD giảm mạnh, tính hấp dẫn đối với c ác nhà đầu tư theo đó cũng giảm, tâm lý của người gửi tiền bị ảnh hưởng, người dân có xu hướng rút tiền khỏi TCTD để gửi sang TCTD khác trong khi c ác khoản cho vay đến hạn không được thanh to án hoặc có thanh toán cũng không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản dẫn đến cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản, TCTD sẽ gặp RRTK.

- Thứ ba, phần bù rủi ro trong công thức tính lãi suất . Khi TCTD chấp

nhận áp dụng mức lãi suất huy động (tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu) và lãi suất đi vay cao hơn mức lãi suất thị trường bất thường, tức l à thị trường đòi hỏi phần thưởng chấp nhận rủi ro dưới hình thức áp dụng chi phí vay vốn cao . Khi đó, TCTD phải đối đầu với khủng hoảng thanh khoản, vì TCTD đang thiếu hụt tiền mặt và thâm hụt vốn khả dụng trầm trọng nê n đã chấp nhận vay với lãi suất cao .

- Thứ tư, TCTD chịu lỗ từ b án tài sản. TCTD phải bán tài sản gấp và sẵn s àng chịu lỗ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, điều này cho thấy TCTD đang chịu sức ép lớn về thanh khoản. TCTD sẽ mất đi khoản thu nhập tạo ra từ tài sản trong tương lai, phải trả chi phí cao li ên quan tới việc b án tài sản. TCTD thường xuyên bán tài sản vội vã dù chịu thua lỗ lớn, l àm hình ảnh của TCTD giảm, tạo cho dân chúng ấn tượng không tốt về khả năng tài chính của TCTD . Đây l à dấu hiệu thể hiện TCTD đang phải đối mặt với RRTK.

- Thứ năm, khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng . Tín

dụng là hoạt động tạo ra lợi nhuận nhất cho TCTD, do đó nếu TCTD có dấu hiệu hạn chế cho vay như: Không có khả năng đáp ứng đúng hẹn và đầy đủ c ác cam kết đúng hẹn và đầy đủ c ác cam kết tín dụng, không giải quyết được c ác nhu cầu xin vay của khách hàng có hệ số tín nhiệm cao hoặc TCTD phải từ chối c ác yêu cầu vay vốn có kế hoạch trả nợ khả thi, chứng tỏ TCTD đang thiếu nguồn cung thanh khoản, có nguy cơ RRTK.

- Thứ sáu, vay vốn tử NHTW. NHTW đóng vai trò l à người cho vay

cuối cùng đối với NHTM, nên nếu TCTD có dấu hiệu b ất thường về việc vay NHTW với khối lượng lớn và thường xuyên, hoặc NHTW đặt dấu hỏi về c ác khoản vay của TCTD, chứng tỏ TCTD phải đối mặt với RRTK.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CONG TYTÀI CHÍNH CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w