- Xơ hoá Phù buồng trứng
U giáp biên chế nhầy typ nội mạc cổ tử cung
4.3.3. 2 U chế nhầy giáp biên
Một báo cáo toàn diện về u chế nhầy giáp biên đã đ−ợc cônh bố vào năm 1973, tr−ớc khi xuất bản bảng phân loại của TCYTTG [dẫn theo 1]. U chế nhầy giáp biên kém phổ biến hơn u thanh dịch giáp biên ở hầu hết các báo cáo với tỉ lệ 20%, nh−ng ở Nhật Bản u chế nhầy giáp biên và thanh dịch giáp biên phổ biến nh− nhau [1]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, u chế nhầy giáp biên chiếm tỷ lệ cao nhất (62.30%). Qua 38 tr−ờng hợp u chế nhầy giáp biên, chúng tôi nhận thấy các đặc điểm mô bệnh học t−ơng tự nh− những tiêu chuẩn mô bệnh học trong bảng phân loại u buồng trứng của TCYTTG (2003). Theo chúng tôi, để chẩn đoán u chế nhầy giáp biên, hình ảnh mô học quan trọng nhất là sự quá sản thành nhiều hàng tế bào hơn là tính chất bất th−ờng của nhân tế bào cũng nh− dấu hiệu xâm nhập mô đệm vì bản thân u chế nhầy có cấu trúc rất phức tạp và có nhiều vách ngăn. Từ năm 1988, có hai loại u chế nhầy giáp biên cơ bản đã đ−ợc mô tả: typ ruột và dạng nội mạc cổ trong cổ tử cung. Vì u chế nhầy giáp biên typ ruột có nguy cơ cao chuyển thành ác tính hơn typ ống cổ tử cung, nên việc chẩn đoán phân biệt 2 typ này có ý nghĩa rất lớn đến tiên l−ợng bệnh. Để chẩn đoán phân biệt, chúng ta cần phối
hợp cả hình ảnh đại thể và vi thể, trong u chế nhầy typ nội mạc ống cổ th−ờng có kích th−ớc nhỏ hơn và ít khoang, gặp ở 2 bên phổ biến hơn (40% so với 5 % đối với typ ruột), về hình ảnh mô bệnh học, typ nội mạc ống cổ có cấu trúc nhú phức tạp và lớn hơn, sự xếp tầng tế bào nhiều hơn, nh−ng tính chất bất th−ờng về mặt tế bào lại kín đáo hơn và nhiều đám tế bào tự do hơn cũng nh− phản ứng viêm cấp tính rõ ràng hơn u typ ruột. Tuy nhiên chẩn đoán phân biệt chíng xác đ−ợc 2 loại này không phải bao giờ cũng thực hiện đ−ợc.
Chẩn đoán phân biệt với ung th− chế nhầy còn gặp nhiều khó khăn, việc xác định có xâm nhập hay không có xâm nhập mô đệm không phải lúc nào cũng có thể vì tính chất phúc tạp của cấu trúc u vì u có nhiều vấch ngăn và có các nốt nhầy trong vách. Trong nhiều tr−ờng hợp ung th− chế nhầy có các vùng biểu hiện là u giáp biên, để tránh bỏ sót các tr−ờng hợp đã có xâm nhập kín đáo trên nền một u biểu mô giáp biên. Một mẫu bệnh phẩm đ−ợc lấy đầy đủ là đặc biệt cần thiết. Một quy định lấy bệnh phẩm là lấy một khối mô cho mỗi 1-2 cm trên chiều lớn nhất của mô u để không bỏ qua các tr−ờng ung th− xâm lấn nếu có. Vì kích th−ớc lớn của hầu hết u chế nhầy giáp biên, nên đôi khi kể cả việc lấy mẫu rất rộng cũng có thể không phát hiện đ−ợc thành phần ung th− buồng trứng nguyên phát [108].
Những vùng cứng và những nốt sần rắn có thể thấy do những nang nhỏ xếp sát nhau chứa đầy chất nhầy hoặc đôi khi do những thành phần tuyến xơ. Tuy nhiên, những vùng nh− vậy phải đ−ợc lấy mẫu một cách cẩn thận, đầy đủ để loại trừ u xâm lấn. Các nang và các nhú đ−ợc lợp bởi biểu mô không điển hình, trong đó có thể thấy với số l−ợng khác nhau các typ tế bào ruột và tế bào hình đài, hiếm thấy tế bào −a bạc −a crôm. Tế bào biểu mô phủ quá sản thành nhiều hàng nh−ng không v−ợt quá 3 hàng. Để một u tuyến chế nhầy điển hình có thể đ−ợc chẩn đoán là u giáp biên phải có nhiều hơn một điểm
không điển hình. Giới hạn không điển hình ở mức độ thấp hơn để phân loại là một u giáp biên tất nhiên là không thể khẳng định chắc chắn đ−ợc. Sự không điển hình thấp phải thấy ở một vài vi tr−ờng hoặc ít nhất 1% vùng cắt của mô u để đủ tiêu chuẩn chẩn đoán u giáp biên. Trong thực tế, hầu hết chuyên gia bệnh học phụ khoa có thể cho phép đến 5%, với yêu cầu u phải đ−ợc lấy mẫu cẩn thận và sự không điển hình của nhân tế bào phải đảm bảo về chất l−ợng cũng nh− số l−ợng ở mức độ thấp.
U có vi xâm lấn mô đệm
Trong 9% các u chế nhầy giáp biên, có thể có một hoặc rất nhiều điểm xâm nhập mô đệm [71], [128], [129]. Trong hầu hết các tr−ờng hợp, một điểm vi xâm nhập đơn độc ở u chế nhầy là nhỏ hơn 1 hay 2 mm. U ở điểm có vi xâm nhập có thể có một vài cấu trúc bao gồm: những tế bào nhỏ rời rạc hoặc những tế bào đơn độc bao quanh bởi khoảng trống, những tuyến nhỏ bất th−ờng với đ−ờng viền mấp mô, đi kèm hiện t−ợng phù nề của mô đệm phản ứng, tế bào xơ và sự thâm nhiễm tế bào viêm đơn nhân và dải hoặc nhóm biểu mô trong một l−ợng nhỏ chất nhầy. Cấu trúc cuối là rất khó nếu không nói là không thể phân biệt với biểu mô giáp biên lẫn sang từ một tuyến bị đứt, đặt biệt khi đi kèm với một u nhầy hạt. Một số tác giả đã chỉ ra những dấu hiệu dễ lầm lẫn nh− điểm nhỏ nơi các tuyến giao nhau hay sự phát triển kiểu lỗ sàng trong mô đệm cũng có thể chẩn đoán là vi xâm nhập. Theo ý kiến của nhiều nhà bệnh học, khi có sự không chắc chắn, không nên đ−a ra chẩn đoán vi xâm nhập. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng phân biệt vi xâm nhập của u biểu mô giáp biên với vi xâm nhập của ung th− biểu mô. Tr−ớc đây, tế bào u vi xâm nhập ở mô đệm và biểu mô lót những tuyến gần kề tạo nên biểu mô loại giáp biên với sự không điển hình của nhân tế bào ở mức độ thấp. Ng−ợc lại, ung th− vi xâm nhập có hình ảnh mô học của ung th− xâm lấn ít. Tế bào u xâm lấn có nhân không điển hình mức độ cao, cũng
nh− những tuyến gần kề mà chúng đ−ợc ng−ời ta tin là phát sinh từ đó. Hầu hết mẫu vi xâm nhập mô đệm có hình ảnh ung th− vi xâm nhập. Trong khi một vài nhà nghiên cứu đồng ý với cách tiếp cận này, những ng−ời khác sử dụng thuật ngữ ung th− vi xâm nhập và u giáp biên vi xâm nhập đồng nghĩa với nhau [71], [129].
Các u của buồng trứng có tiềm năng ác tính thấp biểu hiện sự tăng sinh biểu mô của các typ tế bào chế nhầy nhiều hơn ở các u chế nhầy lành tính của chúng nh−ng không có sự xâm nhập phá huỷ mô đệm. Các tế bào biểu mô chế nhầy giống với các tế bào biểu mô nội mạc tử cung [99]. Bảng 4.1 nêu tóm tắt hình ảnh đại thể, vi thể các u chế nhầy giáp biên phối hợp với các tổn th−ơng giả nhầy ngoài buồng trứng và tiên l−ợng của mỗi typ.
Bảng 4.1. Một số hình ảnh giải phẫu bệnh và tiên l−ợng của các typ UCNGB
Typ mô học Đại thể Vi thể Tiên l−ợng
Typ ruột
U lớn, bề mặt nhẵn, nhiều khoang, 5% u 2