Phân bố u theo chất chứa tron gu

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình thái học u biểu mô buồng trứng (Trang 123 - 126)

- Xơ hoá Phù buồng trứng

U giáp biên chế nhầy typ nội mạc cổ tử cung

4.2.3. Phân bố u theo chất chứa tron gu

Nhìn tổng quát, các u biểu mô buồng trứng lành tính th−ờng thấy chất chứa t−ơng đối thuần nhất, không màu. Các u thanh dịch th−ờng chứa chất dịch lỏng, trong, màu trắng và một số u có chứa dịch màu vàng chanh. Các u có đặc điểm này chiếm nhiều nhất với 56,82%. Số l−ợng các u có chứa dịch màu nâu chiến tỷ lệ khá cao, chúng tôi gặp 242 tr−ờng hợp (19,07%). Tuy u có dịch màu nâu nh−ng không phải tất cả là các u dạng nội mạc tử cung. Một số u thanh dịch và u chế nhầy, u Brenner cũng có màu nâu (có lẽ do chảy máu?). Chúng tôi thấy có 171/260 tr−ờng hợp u chế nhầy có dịch nhầy đặc, sánh trong u, đây là điểm khác biệt với các u biểu mô khác. Chúng tôi cũng thấy có tới 18/25 tr−ờng hợp u Brenner lành tính có dạng u đặc, chất chứa màu trắng đục.

Các u giáp biên thanh dịch có chứa chất dịch lỏng, trong chiếm đa số với 12/19 tr−ờng hợp. Đặc biệt, dịch lẫn máu chỉ thấy có 2 tr−ờng hợp. T−ơng tự nh− vậy, các u chế nhầy giáp biên chủ yếu chứa dịch nhầy đặc, vách th−ờng có các đám hóc nhỏ giống tổ ong chứa chất nhầy đặc. Vách các u thanh dịch giáp biên th−ờng quan sát thấy các nhú nhỏ, nụ sùi nhỏ. Các u dạng nội mạc và Brenner giáp biên th−ờng là u đặc cứng, không hoại tử.

Các tr−ờng hợp ung th− biểu mô buồng trứng có chứa dịch trong cũng chiếm tỷ lệ cao với 181/245 tr−ờng hợp u ác tính (73,9%). Khác với các u lành tính và giáp biên, tỷ lệ các u ác tính có chứa dịch lẫn máu chiếm số l−ợng đáng kể 64/245 tr−ờng hợp u ác tính (26,1%). Tuy nhiên, chất chứa trong mô u không phản ánh đ−ợc tính chất lành hay ác tính (p= 0,5790). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với hình ảnh đại thể của các u biểu mô buồng trứng mà các tác giả tr−ớc đã công bố [1], [4], [7], [17], [32].

4.2.4. Phân bố u theo đặc điểm diện cắt

Các u biểu mô buồng trứng lành tính đều có chung một đặc điểm là nang thuần nhất, mật độ mềm, đồng đều, không có hoại tử chảy máu, vách nang mỏng nhẵn chiếm 100%. Không có u lành tính nào có cấu trúc đặc và /hoặc cấu trúc nhú.

Các u giáp biên có hình thái diện cắt giống u biểu mô lành tính chiếm 26,2% tr−ờng hợp u giáp biên, các tr−ờng hợp u giáp biên qua diện cắt thấy nhú, đám đặc không đều, mật độ không thuần nhất chiếm 73,8% tr−ờng hợp u giáp biên. Số u giáp biên có hoại tử, chảy máu chỉ có 14 tr−ờng hợp, chiếm 22,4%.

Tất cả các ung th− biểu mô buồng trứng là u đặc hoặc u dạng nang có nhú. Các nhú có diện cắt đặc thuần nhất, mật độ mềm, đồng đều, hoặc có các ổ hoại tử chảy máu. Nhìn chung, những đặc điểm trên mặt diện cắt không phải là những dấu hiệu đặc tr−ng cho các typ mô học u. Tuy nhiên, các u biểu mô lành tính đều không thấy có hoại tử chảy máu và phần đặc hoặc nhú một số ít tr−ờng hợp thấy nhú nhỏ đều nhau có đ−ờng kính < 0.2 cm. Đặc điểm này có thể là một gợi ý cho các u biểu mô lành tính khi chẩn đoán đại thể. Trái lại ở các u biểu mô giáp biên hoặc ác tính diện cắt thấy đặc, nửa đặc nửa nang và /hoặc có nhú với mật độ từ mềm đến nát, có thể thấy hoặc không ổ hoại tử chảy máu. Chúng tôi không gặp tr−ờng hợp u biểu mô ác tính nào có cấu trúc nang với vách mỏng, nhẵn. Nh− vậy, hình thái diện cắt có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) giữa các u biểu mô lành tính và các u biểu mô buồng trứng ác tính.

Theo nghiên cứu của O´Hanlan [dẫn theo 116]: u thanh dịch đa số có 1 nang đôi khi nhiều, vỏ mỏng nhẵn chứa dịch lỏng, một vài tr−ờng hợp có những

nhú nhỏ chắc hoặc mềm nếu phù, trên đại thể khó chẩn đoán phân biệt với UTDGB. UTDGB th−ờng có các u dạng polyp hoặc phối hợp với các nhú mịn thấy ở một phần hoặc toàn bộ mặt trong các nang, một số u có chất nhầy dặc không nên nhầm với u chế nhầy. UTTD cũng có các nhú hoặc phần đặc, tuy nhiên mặt cắt mềm, nát, đối với ung th− kém biệt hoá th−ờng có hoại tử chảy máu rộng. U chế nhầy hay gặp nhất là nang có nhiều thuỳ với các vách mỏng chứa dịch lỏng hoặc nhầy. Đối với các u giáp biên và ác tính th−ờng có nhú xen lẫn vùng đặc mềm, dạng nhầy hoặc nát. Trong u ác tính đôi khi phần đặc chiếm chủ yếu. UCNGB typ nội mạc cổ tử cung, u th−ờng nhỏ và ít thuỳ hơn u typ ruột. Trong 1 u chế nhầy giáp biên và/hoặc u ác tính có thể thấy hình ảnh u lành tính ở một số vị trí. Do đó cần xem xét toàn bộ mảnh cắt và lấy nhiều vùng khác nhau để xét nghiệm vi thể.

Những nhận xét về đại thể các u biểu mô buồng trứng của chúng tôi về cơ bản t−ơng tự những gì mà Bell (1990; 1998), Lee (1998) và Scull (1998) [34], [35], [89], [116] đã mô tả: (1). Đối với với các u lành đa số là nang, có một hoặc nhiều khoang, vách nang và vách khoang mỏng nhẵn, không có hiện t−ợng chảy máu hoại tử, có thể thấy u đặc có hoặc không có các hốc nhỏ chứa dịch nhầy hoặc dịch vàng chanh th−ờng là các u xơ tuyến hoặc u xơ tuyến nang. (2). Đối với các u biểu mô giáp biên và/hoặc ác tính, các u này có thể là đặc, nang, nửa đặc nửa nang với các nụ sùi hoặc nhú trong lòng nang hoặc trên bề mặt. Các phần đặc và nhú có mật độ từ mềm đến nát tùy đó là ung th− hay chỉ là u giáp biên, th−ờng thấy ổ hoại tử chảy máu trong mô u ác tính nhiều hơn u giáp biên.

Nhìn tổng quát, các typ mô học của u biểu mô buồng trứng không có sự khác biệt nhiều về kích th−ớc. Nói cách khác, kích th−ớc u của các u lành tính, giáp biên hay ung th− đều phụ thuộc vào thời điểm đ−ợc phát hiện. Thời điểm này lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của ng−ời bệnh và trang thiết bị (máy siêu âm) của cơ sở y tế nơi bệnh nhân khám bệnh ban đầu. Kích th−ớc của các nhóm u thay đổi theo từng nghiên cứu ở mỗi khu vực hay quốc gia, phụ thuộc vào điều kiện y tế, kinh tế của mỗi vùng hay lãnh thổ. Cũng t−ơng tụ nhận xét của D−ơng Thị C−ơng và CS [4], hầu hết các u này xuất hiện không có triệu chứng lâm sàng

nên bệnh nhân dễ bỏ qua và chỉ trừ một số ít có biểu hiện bất th−ờng nh− đau bụng, ra máu bất th−ờng hay rối loạn kinh nguyệt, khi đi khám đ−ợc các bác sĩ phát hiện có u buồng trứng, còn hầu hết đ−ợc phát hiện ngẫu nhiên qua kiểm tra sức khoẻ hoặc đi khám bệnh vì một lý do khác. Do vậy, khi điều kiện kinh tế tốt hơn, trang thiết bị y tế hiện đại phổ cập hơn (nhất là khi máy siêu âm đ−ợc sử dụng rộng rãi) thì khả năng phát hiện các u khi còn nhỏ sẽ tốt hơn và sẽ làm giảm tỷ lệ những u có kích th−ớc lớn.

Các u biểu mô buồng trứng lành tính th−ờng cho thấy có vỏ ngoài nhẵn, vách mỏng, không có các cấu trúc nhú, không hoại tử, diện cắt thuần nhất chất chứa không lẫn dịch máu. Ng−ợc lại, các ung th− biểu mô buồng trứng th−ờng cho thấy thành u dầy, nhiều cấu trúc nhú, hoặc đặc. Các nhú này th−ờng to, mềm, có hoại tử chảy máu. Diện cắt của khối ung th− biểu mô buồng trứng th−ờng không thuần nhất, màu sắc loang lổ, dính và thậm chí có di căn. Các u biểu mô buồng trứng giáp biên hầu nh− không có các đặc điểm tổn th−ơng về đại thể có tính đặc tr−ng trừ trong một số tr−ờng hợp u chế nhầy thấy trong vách u có các nốt đặc, mềm mầu trắng hoặc là đám mô dạng nhầy. Do vậy, chẩn đoán đại thể chỉ có ý nghĩa h−ớng tới hay một gợi ý về tính chất ác tính nhiều hơn là gợi ý một typ mô học. Kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu hình thái học của Vi Huyền Trác, Baak và Barnhill [24], [31], [32].

4.3. đặc điểm mô bệnh học

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình thái học u biểu mô buồng trứng (Trang 123 - 126)