- Xơ hoá Phù buồng trứng
U bao gồm một hoặc hai buồng trứng có di căn vi thể vào phúc mạc di căn ra ngoài khung chậu và/hoặc di căn hạch lympho.
1.5.6. Ki-67 và p
Ki67 là một kháng nguyên nằm trong nhân tế bào, hiện diện ở kỳ hoạt động của các tế bào (G1,S, G2 phân bào). Ki67 liên quan mật thiết với hình thái tăng tr−ởng tế bào, đặc biệt là chỉ số nhân chia [125]. Sự bộc lộ mạnh của Ki67 cho thấy một tiên l−ợng tồi, điều trị ít hiệu quả. Nhiều công trình cũng đã nghiên cứu sự bộc lộ của Ki-67 và p53 trong các ung th− biểu mô của buồng trứng [40], [51], [90], [91], [113], [130].
Đột biến gen p53 chiếm khoảng 30% các ung th− biểu mô buồng trứng. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng p53 đ−ợc coi là một yếu tố tiên l−ợng độc lập về tỷ lệ sống thêm trong ung th− biểu mô buồng trứng. Ng−ời ta đo sự bộc lộ protein p53 bằng hoá mô miễn dịch là một xét nghiệm chính xác để phát hiện sự tích luỹ bất th−ờng của gen này trong nhân tế bào [40, 85]. Nhiều công trình cũng đã nghiên cứu sự bộc lộ của Ki-67 và p53 trong các ung th− biểu mô của buồng trứng [28], [51], [54], [88], [91], [102], [106], [113], [125], [130]. Trong nghiên cứu của Surowiak và CS (2006), phân tích Kaplan- Meier đã phát hiện thời gian sống thêm chung ngắn hơn trong những tr−ờng hợp có bộc lộ Ki-67 cao hơn [124].
Trong nghiên cứu của Shao và CS (2007), 56 tr−ờng hợp u giáp biên buồng trứng và 45 tr−ờng hợp ung th− biểu mô (22 tr−ờng hợp ung th− biểu mô thanh dịch, 3 tr−ờng hợp typ nhầy, 8 tr−ờng hợp typ nội mạc, 6 tr−ờng hợp typ tế bào chuyển tiếp, 3 tr−ờng hợp typ hỗn hợp và 3 tr−ờng hợp typ không biệt hoá [113]. Sự bộc bộ quá mức của p53 đ−ợc phát hiện ở 56% (25/45) các tr−ờng hợp ung th− biểu mô. Có sự kết hợp có ý nghĩa giữa sự bộc lộ quá mức của p53 và độ u. Trong nhóm u giáp biên, chỉ có 6% (3/54) có bộc lộ quá mức p53. Có sự khác biệt có ý nghĩa trong bộc lộ của p53 giữa u giáp biên thanh dịch thông th−ờng và ung th− biểu mô thanh dịch độ cao (0 so với 58%). Tuy nhiên, u giáp biên thanh dịch vi nhú và ung th− biểu mô thanh dịch độ thấp có sự bộc lộ giống nhau rõ rệt
của p53. Các tác giả đi đến kết luận là sự bộc lộ quá mức của p53 phổ biến hơn trong những ung th− biểu mô buồng trứng độ cao. Những u giáp biên thanh dịch thông th−ờng khác với những ung th− biểu mô thanh dịch độ cao.
Nghiên cứu của Anttila và CS (1999) cho thấy sự d−ơng tính của p53 là một dấu ấn của sống thêm chung xấu ở những bệnh nhân với những u biệt hoá cao hoặc vừa, các u ở giai đoạn sớm hoặc u còn sót lại [28] .
Nghiên cứu của Wen và CS (1999) cũng cho thấy những bệnh nhân với những đột biến và bộc lộ quá mức của p53 có liên quan đến sống thêm chung của bệnh nhân. Nghiên cứu cũng chỉ rõ về cá thể những đột biến p53 và sự bộc lộ quá mức của p53 có liên quan với sống thêm của bệnh nhân ngắn hơn, nh−ng yếu tố dự báo mạnh nhất của tiên l−ợng là sự kết hợp của cả những đột biến và bộc lộ quá mức [130].
Nghiên cứu của Coronado Martin và CS (2007) cho thấy sự bộc lộ quá mức của p53 không thấy trong các u biểu mô buồng trứng [54]. Sự bộc lộ quá mức của p53 đ−ợc tìm thấy trong 25% ung th− biểu mô buồng trứng và liên quan với giai đoạn muộn, các typ dạng nội mạc, tế bào sáng và không biệt hoá, độ mô học G3 và phẫu thuật ch−a tối −u [54].
1.57. Her-2/neu
Her-2/neu là một gen thuộc loại glycoprotein nằm trên bề mặt tế bào, chúng có chức năng nh− là một yếu tố phát triển biểu mô, đồng thời nó còn tham gia vào quá trình biệt hoá tế bào, sự kết dính và sự chết tế bào. Gen này đã đ−ợc xác định là có khuyếch đại hoặc bộc lộ quá mức ở một số tr−ờng hợp ung th− biểu mô buồng trứng và ở khoảng 30% các ung th− biểu mô tuyến vú [66], [93], [106], [126]. Cùng với gen p53, Her-2/neu đ−ợc xem nh− là gen có vai trò tạo u. Hiện có nhiều nghiên cứu về vai trò của gen Her-2/neu trong ung th− vú nh−ng những nghiên cứu về vai trò của gen này trong ung th− buồng trứng còn ít đ−ợc đề cập. Sự bộc lộ quá mức của gen Her-2/neu (cũng đ−ợc biết là C- erbB2) là sự kiện th−ờng gặp trong khoảng 30% các ung th− buồng trứng. Tỷ lệ sống thêm chung của những bệnh nhân ung th− buồng trứng có u bộc lộ quá mức Her-2/neu thấp hơn có ý nghĩa so với những bệnh nhân có u không bộc lộ quá mức Her- 2/neu. Sự bộc lộ quá mức của Her-2/neu dẫn đến tính tạo u tăng, tiềm năng di căn bị kích thích và tăng đề kháng với chết tế bào gây nên do TNF- alpha và đề kháng với điều trị paclitaxel. Điều hoà giảm của gen Her-2/neu gây ức chế phenotyp của tế bào chuyển dạng gây nên do gen u (Wang và Heney, 2000).
Gao và CS (2002) cũng đã nghiên cứu sự bộc lộ của Her-2/neu (C- erbB2) và ý nghĩa của nó trong các u biểu mô của buồng trứng [66]. Sự bộc lộ quá mức của Her-2/neu đ−ợc phát hiện ở 25,9% (14/54) các tr−ờng hợp ác tính, 9,1% (3/33) các tr−ờng hợp ác tính giáp biên, không phát hiện đ−ợc ở tr−ờng hợp lành tính nào. Sự bộc lộ quá mức của Her-2/neu trong những tr−ờng hợp u ác tính có di căn cao hơn so với tr−ờng hợp không có di căn (P <0,001) [66]. Các tác giả đã rút ra kết luận là bộc lộ quá mức của Her-2/neu kết hợp với tính chất xâm lấn sinh học của ung th− buồng trứng.
Her-2/neu là một glycoprotein giống thụ thể 185-k Da, bộc lộ quá mức trong nhiều loại u, trong đó có ung th− biểu mô buồng trứng. Sự bộc lộ quá mức của gen u này kết hợp trực tiếp với sự chuyển dạng ác tính của các tế bào biểu mô. Tần số của bộc lộ quá mức Her-2/neu thay đổi theo các typ khác nhau của ung th− nh−ng th−ờng biểu hiện một dấu ấn của tiên l−ợng xấu. Vai trò quan trọng của Her-2/neu trong tạo ung th− biểu mô cũng nh− sự bộc lộ chọn lọc của nó trong các mô ung th− làm cho nó trở thành một đích lý t−ởng cho liệu pháp miễn dịch. Những kháng thể và những tế bào T phản ứng với Her-2/neu đ−ợc biết là xảy ra một cách tự nhiên ở những bệnh nhân với các u Her-2/neu d−ơng tính khẳng định tính gây miễn dịch của phân tử này. Cả những kháng thể cũng nh− những tế bào T phản ứng với Her-2/neu vừa đ−ợc sử dụng trong liệu pháp miễn dịch các u Her-2/neu d−ơng tính. Kháng thể đơn dòng Herceptin vừa đ−ợc áp dụng trong nhiều thử nghiệm lâm sàng và đ−ợc tìm thấy là một liệu pháp bổ trợ có hiệu quả đối với những bệnh nhân ung th− vú và ung th− buồng trứng Her- 2/neu d−ơng tính. Tuy nhiên, tỷ lệ của những bệnh nhân đáp ứng với Herceptin còn giới hạn và phần lớn những bệnh nhân đáp ứng ban đầu với Herceptin phát sinh đề kháng sau một năm điều trị. Việc sử dụng vacxin để sinh ra những phản ứng của tế bào T có hay không có phản ứng kháng thể có thể giải quyết đ−ợc vấn đề này (Kiessling và CS, 2002).
Tóm lại nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả n−ớc ngoài đã nghiên cứu về sự bộc lộ của các dấu ấn hoá mô miễn dịch CK7, CK20, Ki-67, p53, ER, PR và Her-2/neu. Tuy nhiên trong n−ớc ch−a có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống sự bộc lộ của các dấu ấn nói trên trên cùng một nhóm bệnh nhân. Đây là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự bộc lộ các dấu ấn trên cho 102 tr−ờng hợp ung th− biểu mô buồng trứng. Ngoài việc nghiên cứu tỷ lệ bộc lộ của các dấu ấn trên, chúng tôi cũng tìm mối liên quan giữa sự bộc lộ các dấu trên với các typ mô học và với nhóm u ác tính giáp biên và ung th− của buồng trứng.
Ch−ơng 2
chất liệu vμ ph−ơng pháp nghiên cứu