a) Các chỉ tiêu định tính
*) Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, không thể phản ánh thông qua một tiêu thức cụ thể mà phải đánh giá nó thông qua so sánh với chính sách tín dụng của các ngân hàng khác.Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng thể hiện ở lãi suất cho vay, cam kết về bảo đảm tuân thủ nguyên tắc tín dụng, cam kết giải ngân và các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng.
- Chính sách lãi suất cho vay: thể hiện ở phương thức tính lãi vay (tính trên dư nợ gốc ban đầu hay tính theo dư nợ giảm dần), biên độ và kỳ hạn điều chỉnh lãi suất, cách thức thông báo điều chỉnh lãi suất cho khách hàng. Lãi suất huy động và cho vay quyết định chi phí và thu nhập của ngân hàng.
- Cam kết giải ngân: thể hiện mức độ sẵn sàng cung ứng vốn của ngân hàng sau khi hợp đồng cho vay cho hiệu lực và khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn hay không. Thời gian giải quyết hồ sơ giải ngân cũng là một phần cam kết giải ngân mà ngân hàng đề ra để đo lường mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Các loại chi phí liên quan đến hồ sơ cho vay như phí thẩm định giá tài sản bảo đảm, phí phạt chậm trả nợ, phí trả nợ trước hạn, phí thu hồi ưu đãi lãi suất, phí quản lý tài sản, . . .
Khi các ngân hàng có sự đồng đều về sản phẩm và khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng với nền tảng sản phẩm tín dụng tương tự nhau thì tiêu chí minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng.
*) Hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng vay:
Hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM cũng thể hiện thông qua hiệu quả sử dụng vốn vay của người đi vay.Nghĩa là bên đi vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, đồng thời việc sử dụng vốn vay cũng phải mang lại hiệu quả cho bên đi vay để đảm bảo bên đi vay có khả năng hoàn trả vốn cho NHTM.
Hiệu quả hoạt động cho vay tốt đồng nghĩa với việc nó sẽ giúp đóng góp vào sự tăng trưởng nền kinh tế xã hội nói chung và nền kinh tế của địa phương nói riêng.
Ngoài ra, hoạt động cho vay bán lẻ được coi là có hiệu quả khi nó được thực hiện đúng pháp luật, các quy định quy chế liên quan mà NHNN đề ra đồng thời thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng. Từ đó có thể thấy được, các chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay bán lẻ của NHTM một cách khái quát, để đánh giá một cách cụ thể hơn cần phải có những chỉ tiêu định lượng cụ thể liên quan đến xác định hiệu quả cho vay của một NHTM.
*) Dư nợ tín dụng bán lẻ:
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động tín dụng bán lẻ của một ngân hàng.Dư nợ bán lẻ càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng càng phát triển về lượng. Việc đo lường đánh giá dư nợ tín dụng bán lẻ thông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ:
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm
trước) x100
Dư nợ năm trước
Tỷ lệ tăng tăng trưởng dư nợ bán lẻ này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ phát triển của NH càng triển vọng, có hiệu quả và ngược lại.
*) Sự phát triển thị phần:
Chỉ tiêu về thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kì hoạt động kinh doanh nào. Đối với lĩnh vực tín dụng bán lẻ ngoài việc đánh giá sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm tại một ngân hàng, thì sự tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ có ý nghĩa hơn khi so sánh với toàn bộ dư nợ của hệ thống ngân hàng. Yếu tố này thể hiện sự phổ biến, ưu thế vượt trội của ngân hàng trong hệ thống toàn ngành
Thị phần tín dụng cá nhân được xác định như sau:
Thị phần tín dụng bán lẻ = Dư nợ tín dụng bán lẻ một ngân hàng/ Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của toàn hệ thống ngân hàng.
(*) Dư nợ bình quân trên mỗi cán bộ
Năng suất lao động của mỗi cán bộ tín dụng tại mỗi Chi nhánh được đo bằng dư nợ bình quân mà mỗi cán bộ đó quản lý. Trung mình mỗi cán bộ tín dụng quản lý dư nợ càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng nhân lực trong tín dụng bán lẻ càng
Dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân mỗi cán bộ tín dụng
Dư nợ bán lẻ bình quân toàn chi
nhánh x100
Số Cán bộ tín dụng BL
*) Hệ thống kênh phân phối:
Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng phản ánh sự phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng.
- Kênh phân phối truyền thống: thể hiện ở số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc, sự phân bổ các chi nhánh theo lãnh thổ địa lý.
Đặc điểm của khách hàng bán lẻ là số lượng khách hàng lớn nhưng dàn trải, phân tán, đồng thời tâm lý khách hàng ngày càng không muốn mất thời gian, công sức đi xa mới có thể giao dịch được với ngân hàng, trong khi các điểm giao dịch của ngân hàng đối thủ luôn hiện diện khắp nơi. Vì vậy một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn sẽ giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng ở nhiều địa bàn.
- Kênh phân phối hiện đại: kênh phân phối dựa trên nền tảng công nghệ mới
bằng những thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy vi tính, điện thoại, hệ thống dữ liệu, hệ thống xử lý giao dịch,...
Ngày nay, yêu cầu của khách hàng ngày càng được nâng cao khi muốn được đáp ứng nhu cầu ngay tại nhà, văn phòng,...bằng những thiết bị hiện đại như máy vi tinh, điện thoại, ứng dụng thông minh với các chương trình cho vay trực tuyến. Vì vậy việc triển khai công nghệ hiện đại đã rút ngắn khoảng cách về không gian và tiết kiệm thời gian, giúp ngân hàng giảm bớt áp lực phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp.
*) Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu:
Phát triển tín dụng bán lẻ phải đảm bảo đi đôi với tăng chất lượng tín dụng bán lẻ. Chất lượng tín dụng một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu. Tại Việt Nam, việc phân loại, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiên theo Thông tư 02/2014/TT-NHNN. Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu Nợ quá hạn __________’______________ x100 Tổng dư nợ Nợ xấu __________-J_____________ x100 Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng cho vay của NH qua việc cho thấy tỷ trọng của các khoản cho vay bị trả quá hạn trên tổng dư nợ.Nếu tỷ lệ này cao, NH sẽ phải đối mặt với rủi ro và gặp khó khăn trong việc quay vòng tiền trong kinh doanh. Với việc không thu hồi được nợ, NH sẽ gặp phải rủi ro thanh toán và xấu hơn nữa là đi đến nguy cơ phá sản. Hai tỷ lệ này càng thấp càng tốt.
*) Thu nhập từ tín dụng bán lẻ
Hiệu quả hoạt động của tín dụng bán lẻ được phản ánh thông qua thu nhập từ tín dụng bán lẻ hoặc tỷ trọng thu lãi từ tín dụng bán lẻ trên tổng thu lãi từ hoạt động tín dụng. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tín dụng với thu lãi đầu ra.
Thu nhập tín dụng bán lẻ = Thu từ tín dụng bán lẻ- Chi phí cho tín dụng bán lẻ Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ trong tổng quan hoạt động kinh doanh của NH. Từ đó có định hướng rõ ràng trong phát triển tín dụng bán lẻ nhằm đặt ra các mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai.
Ngân hàng có nguồn thu nhập từ bán lẻ cao có nghĩa là Ngân hàng đó đã gia tăng nguồn thu từ tín dụng bán lẻ đồng thời giảm được chi phí cho hoạt động tín dụng này.
- Thu từ tín dụng bán lẻ
Thu từ tín dụng bán lẻ = Dư nợ tín dụng bán lẻ x Lãi suất cho vay + Phí khác
Thu từ tín dụng bán lẻ chính là thu từ lãi của việc cho vay. Trong khi mặt bằng lãi suất cho vay đã được điều chỉnh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và chính sách cho vay nội bộ của Hội sở chính nhằm đảm bảo ổn định lãi suất thị trường và cạnh tranh giữa các ngân hàng, thì hầu hết các Chi nhánh ngân hàng sẽ gia tăng doanh thu từ tín dụng bằng cách đẩy mạnh dư nợ tín dụng.
Dư nợ tín dụng đối với khách hàng bán lẻ sẽ càng lớn nếu như số lượng khách hàng bán lẻ càng lớn và doanh số cho vay mỗi khách hàng bán lẻ càng cao.
Mặc dù vậy, công tác thẩm định chọn lọc khách hàng sẽ tìm ra đối tượng khách hàng phù hợp với chính sách tín dụng và trên cơ sở nhu cầu của khách hàng cũng như đánh giá của ngân hàng sẽ xác định được mức cho vay.
Ngoài ra khoản mục Phí khác cũng góp phần tạo nên nguồn thu cho tín dụng bán lẻ. Các nguồn phí khác ở đây có thể hiểu là phí cho thuê tài chính, phí bảo hiểm khoản vay.
Như vậy ngân hàng có lượng khách hàng tốt lớn, doanh số cho vay cao và mức lãi suất cho vay tốt thì đảm bảo nguồn thu từ tín dụng bán lẻ cao, tăng hiệu quả cho vay.
- Chi phí cho tín dụng bán lẻ:
Chi phí tín dụng bán lẻ = Dư nợ tín dụng bán lẻ x Giá bán vốn + Chi trích lập dự phòng
Tại mỗi ngân hàng, giá bán vốn với các khoản vay là khác nhau theo mục đích, thời hạn và sản phẩm vay vốn. Do đó, cùng với một khoản vay giá bán vốn như nhau, khoản vay nào cho vay với lãi suất cao hơn ngân hàng sẽ càng có lợi.
Hiện nay, chi phí cho trích lập dự phòng đang là một gánh nặng với nhiều ngân hàng, chi phí này có thể ăn mòn toàn bộ phần lợi nhuận kinh doanh mà ngân hàng tạo ra. Việc kiểm soát các khoản vay yếu kém là nguyên nhân dẫn đến tỷ
trọng nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng, khiến ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn. Do đó, bên cạnh tăng trưởng về quy mô thì việc đảm bảo chất lượng nợ cũng sẽ góp phần cải thiện thu nhập từ tín dụng.
*) Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng bán lẻ
Mức độ đa dạng hóa sản phẩm tín dụng bán lẻ phù hợp với nhu cầu của thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng bán lẻ, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này.Sự đa dạng hóa sản phẩm cần phải được thể hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.
Cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ không đồng đều phản ánh ngân hàng tập trung phát triển những sản phẩm có dư nợ cao. Tùy theo mục tiêu phát triển trong từng thời kì mà ngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấu sản phẩm tín dụng phù hợp.
Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng nên ngân hàng không ngừng phát triển những sản phẩm tín dụng tốt nhất, tiện ích nhất không chỉ đáp ứng các nhu cầu thuần túy mà còn đáp ứng mọi nhu cầu vốn được pháp luật cho phép.Sản phẩm càng đa dạng, ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần.
Hiện nay các ngân hàng đa năng còn chủ động cạnh tranh bằng cách bán chéo sản phẩm liên quan hỗ trợ tín dụng như bảo hiểm khoản vay, bảo lãnh, các gói sản phẩm tài khoản thanh toán, . . . giúp ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn mà cũng tránh bớt rủi ro trong kinh doanh.