Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH SÔNG CÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 62 - 68)

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam- Chi nhánh Sông Công Nam- Chi nhánh Sông Công

a) Quy định, quy trình cho vay khách hàng bán lẻ

Quy trình cho vay đối với KH bán lẻ tại Vietinbank- CN Sông Công: Bước 1: Tiếp xúc khách hàng

Bước 2: Thẩm định khách hàng Bước 3: Phê duyệt tín dụng Bước 4: Ký Hợp đồng tín dụng Bước 5: Thực hiện thủ tục giải ngân

Bước 6: Kiểm tra và xử lý phát sinh sau cho vay Bước 7: Thanh lý Hợp đồng và lưu hồ sơ

Nội dung chi tiết từng bước:

Bước 1: Tiếp xúc, tiếp nhận và rà soát hồ sơ khách hàng

- Cán bộ QHKH tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu vay vốn, mục đích vay vốn của khách hàng, từ đó đưa ra sự tư vấn sản phẩm vay phù hợp; đây cũng là giai đoạn cán bộ QHKH trao đổi tới khách hàng các thông tin công khai về chính sách cho vay của ngân hàng

- Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ và thẩm định hồ sơ của khách hàng

Bước 2: Thẩm định khách hàng

- - Thẩm định khách hàng vay: Căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể của khách hàng, CB QHKH và lãnh đạo phụ trách sẽ thu thập thông tin liên quan đến khách hàng và thực hiện thẩm định các nội dung:

+ Thông tin về năng lực pháp lý của khách hàng

+ Thông tin thân nhân và các bên liên quan dựa trên giấy tờ do khách hàng cung cấp.

+ Thẩm định quan hệ tín dụng với các TCTD thông qua cổng tra cứu CIC

+ Đánh giá năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng bao gồm: thông tin nghề nghiệp, đơn vị công tác, mức thu nhập ròng ổn định hợp pháp, chi phí sinh hoạt tối thiểu, thu nhập của người đồng trả nợ.

+ Mục đích cho vay

+ Đánh giá tổng giới hạn tín dụng để đảm bảo không vượt giới hạn tín dụng cho phép của ngân hàng và pháp luật.

+ Các thẩm định khác có liên quan, phù hợp với quy định.

- Thẩm định, định giá tài sản bảo đảm của khách hàng (đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm), Cán bộ QHKH mô tả hiện trạng tài sản và lập biên bản định giá TSBĐ theo mẫu.

- Thiết lập tờ trình thẩm định, kiểm soát nội dung thẩm định tại đơn vị cho vay. + Cán bộ QHKH lập tờ trình thẩm định theo mẫu quy định và tập hợp toàn bộ hồ sơ vay vốn

+ Cán bộ kiểm soát: Kiểm soát tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ; thẩm định lại hồ sơ do cán bộ QHKH gửi và kí kiểm soát trên tờ trình thẩm định.

+ Lãnh đạo phòng hoặc Phó Giám đốc (Tùy theo thẩm quyền từng món vay) nêu rõ ý kiếm và kí xác nhận tại tờ trình.

Bước 3: Phê duyệt tín dụng:

- Bộ phận có trách nhiệm thẩm quyền phê duyệt khoản vay theo đúng quy định. - Thông báo kết quả xét tín dụng cho khách hàng.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tài sản và hợp đồng tín dụng Về hồ sơ tài sản:

Ngân hàng và khách hàng (hoặc bên thứ ba) tiến hành giao kết thỏa thuận thủ tục thế chấp tài sản tại phòng công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm tại Cơ quan có thẩm quyền của pháp luật

về Hợp đồng tín dụng:

- Cán bộ QHKH có trách nhiệm giải thích rõ ràng cho Khách hàng các nội dung về thời hạn vay, số tiền vay, lịch trả nợ, lãi suất, các loại phí... và nhất là các quyền và nghĩa vụ, điều kiện ràng buộc của khách hàng đối với khoản vay.

Bước 5: Giải ngân khoản vay: - Lập và hoàn thiện hồ sơ

- Chuyển hồ sơ sang bộ phận Hỗ trợ tín dụng để tác nghiệp giải ngân - Lưu hồ sơ

Bước 6: Kiểm tra sau cho vay

- Kiểm tra việc thực hiện các điều khoản phê duyệt tín dụng nhằm đảm bảo các khoản vay đều tuân thủ các cam kết của khách hàng theo các điều kiện đã được phê duyệt

- Kiểm tra sử dụng vốn vay nhằm tránh sử dụng vốn vay sai mục đích (Khoản vay tiêu dùng: tối thiểu 12 tháng kể từ thời điểm giải ngân, khoản vay kinh doanh: tối thiểu 3 tháng/lần)

- Kiểm tra TSBĐ: Việc kiểm tra tài sản góp phần xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến giá trị của tài sản như: mất mát, hư hỏng, chuyển quyền sở hữu, ...)

- Xử lý các vấn đề phát sinh sau cho vay: cơ cấu nợ, sửa đổi hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, thu hồi nợ trước hạn, quản lý nợ có vấn đề...)

Bước 7: Định kì thu hồi nợ gốc lãi, thanh lý hợp đồng và lưu giữ hồ sơ\ - Căn cứ lịch trả nợ trên hợp đồng tín dụng, định kì, cán bộ QHKH đôn đốc khách

hàng trả nợ đúng hạn và đầy đủ

- Sau khi thu hồi đầy đủ gốc, lãi và các nghĩa vụ tài chính liên quan, Cán bộ QHKH tiến hành thủ tục thanh lý Hợp đồng cho vay; xuất kho, giải chấp TSBĐ

- Lưu hồ sơ theo quy định.

Các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ

b) Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Vietinbank- CN Sông Công

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số khách hàng có

QHTD

1880 2189 2380

Vietinbank chi nhánh Sông Công có tổng cộng 1 trụ sở chính và 5 phòng giao dịch. Hoạt động tín dụng bán lẻ được tổ chức tại trụ sở chính và 2 phòng giao dịch, phân bổ đều trên địa bàn hoạt động của chi nhánh. Trong đó khu vực Phổ Yên hiện đang có 2 phòng giao dịch được phép triển khai hoạt động tín dụng bán lẻ.

Vị trí của chi nhánh nằm ở thành phố Sông Công, địa bàn kinh doanh chủ yếu là khu vực Sông Công, Phổ Yên. Khu vực Sông Công, Phổ Yên đang nổi lên như một đàu tàu kinh tế công nghiệp trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên với hàng loạt cụm khu công nghiệp, các dự án đầu tư FDI, là địa bàn đóng quân của hàng loạt các công ty lớn như SamSung và các công ty vệ tinh, công ty TNHH Diesel, Công ty TNHH FUTU 1,...Do vậy đây là một thuận lợi để tiếp cận thu hút khách hàng doanh nghiệp, cá nhân và phát triển.

*) Nhân sự bán lẻ

Trong quá trình đẩy mạnh và nâng cao thị phần tín dụng bán lẻ so với các ngân hàng bạn trên thị trường,VietinBank Sông Công đã cố gắng kiện toàn các vị trí nhân sự phù hợp nhất cho hoạt động tín dụng. Cụ thể Vietinbank Sông Công có trêm 20 cán bộ trẻ, năng động, nhiệt huyết, trình độ cao: 100% đội ngũ nhân viên tín dụng của chi nhánh có trình độ Đại học trở lên, với sự am hiểu thị trường, sát sao nhu cầu của khách hàng vay, xây dựng được sự gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng; đây là lực lượng nòng cốt đem về sự tăng trường tích cực mảng tín dụng bán lẻ cho CN Sông Công

*) Tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ diễn ra tại Vietinbank- CN Sông Công

- Số lượng khách hàng vay:

Trong 3 năm trở lại đấy, số lượng khách hàng bán lẻ liên tục tăng, từ 1825 khách hàng (chiếm 97.1 % trên tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng) năm 2016 tăng lên đến 2322 khách hàng (chiếm 97.56% trên tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng) năm 2018. Một sự mở rộng quy mô khách hàng rất khả quan.

Chi nhánh rất thận trọng trong việc tìm hiểu các thông tin về khách hàng, về rủi ro ngành hàng và những điều kiện vay vốn của ngân hàng, hướng đến những khách hàng tốt qua xếp hạng tín dụng , thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trên cơ sở các chuẩn mực Vietinbank; bảo đảm mục tiêu an toàn hiệu quả, đúng pháp luật.

Địa bàn hoạt động của chi nhánh đang đón hàng nghìn công nhân về làm việc và lao động tại các khu công nghiệp, với sự uy tín lâu năm và hoạt động dịch vụ hiệu quả cũng là một trong những lý do giải thích vì sao số lượng khách hàng đến giao dịch và có quan hệ tín dụng với Vietinbank ngày càng tăng qua các năm

Bảng 2.5 Số lượng cho vay khách hàng bán lẻ của Vietinbank- CN Sông Công

nhánh quan tâm. Với quy mô tín dụng bán lẻ được thực hiện tại 3 phòng do đó hàng năm, công tác triển khai phương hướng kế hoạch, giao chỉ tiêu cũng như phát động thi đua tăng trưởng cho từng phòng luôn được chú trọng.

Căn cứ vào chỉ tiêu tăng trưởng của chi nhánh, trong suốt 3 năm giai đoạn 2016- 2018, tín dụng bán lẻ tại chi nhánh đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, cụ thể:

+ Phòng bán lẻ: Với việc chuyển đổi mô hình kinh doanh từ phòng KHCN thành phòng Bán lẻ năm 2015, phòng bán lẻ đã trở thành đầu mối, đầu tàu triển

khai các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ cho cả chi nhánh Sông Công. Bên cạnh nguồn dư nợ sẵn có từ phòng KHCN trước đây, phòng Bán lẻ đã tiếp nhận thêm từ phòng KHDN các doanh nghiệp siêu vi mô có doanh thu dưới 20 tỷ chuyển về phân khúc bán lẻ. Quy mô dư nợ tại thời điểm 2016 là : 250 tỷ đồng

Và tăng trưởng lên đến 380 tỷ năm 2018. Phòng bán lẻ luôn đạt thành tích xuất sắc trong việc tăng net dư nợ cuối kì cũng như tăng dư nợ bình quân cùng với việc các hoạt động bán chéo đều hoàn thành chỉ tiêu được giao.

+ Phòng giao dịch Ba Hàng: Nằm tại vị trí tại khu vực giáp ranh khu vực Sông Công Phổ Yên, do đó lượng dư nợ và số lượng khách hàng của phòng Ba Hàng là nhiều nhất so với 3 phòng còn lại. Nằm ở cửa ngõ của thị xã Phổ Yên, nơi giap ranh giữa 2 địa phận thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phòng giao dịch Ba Hàng từng là phòng cho vay chủ yếu khu vực Phổ Yên trong thời điểm trước khi phòng Giao dịch Trung tâm thương mại Phổ Yên được phê duyệt cho vay.

+ Phòng Giao dịch Trung tâm thương mại Phổ Yên: Đây là phòng giao dịch được Trụ sở chính NHCT phê duyệt triển khai thành loại hình phòng giao dịch hỗn hợp. Năm 2016, phòng được phép tiến hành hoạt động tín dụng, với dư nợ tại thời điểm bắt đầu là con số 0 cho đến nay chỉ với 3 cán bộ QHKH dư nợ của phòng đã tăng trưởng đáng kể, thường xuyên góp mặt trong cuộc thi đua Quán quân bán lẻ do trung ương phát động.

2.2.2 Thực trạng hiệu quả tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam- Chi nhánh Sông Công

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH SÔNG CÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w