Từ năm 2005 đến nay, NHCT Sông Công đã thực hiện mô hình giao dịch một cửa theo chương trình INCAS thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Bằng những nỗ lực to lớn để đảm bảo phát triển bền vững trong quá trình hội nhập, tính đến năm 2015, Chi nhánh đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về cơ cấu và tổ chức với 06 phòng ban, 02 phòng giao dịch loại I và 03 phòng giao dịch loại II. Cơ cấu tổ chức của NHCT Sông Công được mô hình hóa như sau:
Chỉ tiêu Số tiền (%) Sốtiền (%) BAN GIÁM ĐỐC 1---mu—r Phòng Khách hàng Doanh nghiệ p Phòng Bán lẻ Phòng Tổng hợp Phòng Kế toán Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng Tổ chức hành chính Phòng Hỗ trợ tín dụng Γ
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của NHCT Sông Công
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công)
Sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức theo mô hình hiện đại hóa, NHCT Sông Công đã có những bước phát triển rõ rệt, không những hoàn thiện về kỷ cương, nề nếp hoạt động, mà tác phong giao tiếp ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm gần đây a) Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của NHCT Sông Công
*) Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi có kì hạn và không kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm không kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy, phát hành trái phiếu.
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bán lẻ Bảng 2.1 Quy mô nguồn vốn huy động của NHCT Sông Công
động 1. Ngắn hạn 122 147 166.72 25 20.49 19.72 13.41 2. Trung - Dài hạn 1,425 1,735 2,083.28 310 21.75 348.28 20.07
Qua Bảng 2.1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công không ngừng tăng nhanh qua các năm với tốc độ tương đối ổn định. Nguồn vốn trung hạn chiếm tỷ trọng lớn, trên 92% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2017 tổng nguồn vốn huy động là 1,882 tỷ đồng tăng 335 tỷ đồng so với năm 2016 tương đương 21.65%. Năm 2018 tổng nguồn vốn huy động là 2,250 tỷ đồng tăng 368 tỷ đồng so với năm 2017 tương đương 19.55%. Như vậy, Chi nhánh đang có nguồn vốn tương đối ổn định, làm cơ sở vững chắc trong đảm bảo nguồn cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
Để đạt được kết quả trên, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh số cho vay 2,950 2,242 2,821 (708) (24) 579 25.82
nguồn vốn huy động như điều chỉnh năng động lãi suất và kỳ hạn, tăng cường tiếp thị, khai thác nhiều kênh huy động vốn, tích cực quảng cáo các sản phẩm mới ngoài các sản phẩm truyền thống, quảng bá rộng rãi các các chương trình khuyến mại hấp dẫn, đổi mới tác phong giao dịch.
*) Cho vay
- Hình thức cho vay:
S Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
S Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài, cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình và các hiệp định tín dụng khung thấu chi, cho vay tiêu dùng.
S Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng
Nhìn chung mức dư nợ tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng ổn định. Căn cứ vào định hướng, kế hoạch kinh doanh do Ngân hàng cấp trên giao kết hợp với chương trình phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên và Thành phố Sông Công, Chi nhánh đã thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn.
Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng tại NHCT Sông Công
Hệ số
thu nợ 0.97 0.88 0.89
Ngắn hạn 970 83.05 921 67.57 926 61
Trung - Dài hạn 199 16.95 442 32.43 592 39
Tổng dư nợ 1,169 1,363 1,518
Nguồn: “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công”
Qua Bảng 2.2 ta thấy:
Doanh số cho vay khách hàng từ năm 2016 đến 2017 giảm 708 tỷ đồng tương ứng với 24%. Doanh số cho vay năm 2018 so với năm 2017 tăng 579 tỷ đồng tương ứng với 25.82%. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ năm 2018 đều tăng ở mức độ tương đương nhau chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng Công thương Sông Công được thực hiện khá tốt.
Hệ số thu nợ từ năm 2016 đến 2018 lần lượt: 0,97; 0,88; 0,89 là khá cao. Nguyên nhân là do tại NHCT Sông Công các khoản nợ vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu là khoản vay hạn mức, nên việc giải ngân, thu nợ diễn ra
thường xuyên hơn. Hệ số thu nợ cao cũng phản ánh hiệu quả trong việc thu nợ của chi nhánh.
Dư nợ cho vay không ngừng tăng lên qua các năm: Năm 2016 là 1,169 tỷ đồng, năm 2017 là 1,363 tỷ đồng tăng 194 tỷ đồng tương đương 16.59%, năm 2018 là 1,518 tỷ đồng tăng 155 tỷ đồng tương đương 11.37%. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 là do trong năm 2018 mặc dù nền kinh tế đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhu cầu tín dụng tăng cao hơn so với năm 2017 nhưng việc tăng trưởng tín dụng tại NHCT Sông Công vẫn phải đảm bảo trên cơ sở lựa chọn chặt chẽ khách hàng với lãi suất cho vay hợp lý.
Mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo hiệu quả, kiểm soát chất lượng nợ, không tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá; phát triển tín dụng theo tư duy ngân hàng đồng hành cùng khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu mà NHCT Sông Công luôn hướng tới.
- Cơ cấu tín dụng
Bảng 2.3 Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay của NHCT Sông Công
Qua Bảng 1.3, ta thấy, cơ cấu dư nợ thay đổi theo hướng tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn tăng lên, còn vay ngắn hạn giảm đi. Nguyên nhân là do trong
giai đoạn từ 2016 đến 2018, Chi nhánh đã tài trợ cho nhiều dự án lớn như: Các dự án lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện thuộc Tổng công ty điện lực Miền Bắc, Công ty điện lực Thái Nguyên, cho vay dự án xây dựng của Công ty Nam Việt, các dự án xây dựng đường cao tốc, các dự án xây dựng hệ thống thủy lợi.
V Cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng
Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, năm 2018 lĩnh vực cho vay tập trung chủ yếu vào mảng Bán lẻ (Bao gồm Doanh nghiệp Siêu vi mô và Khách hàng cá nhân, hộ gia đình). Cán bộ nhân viên NHCT Sông Công đã kịp thời cập nhật các văn bản chỉ đạo và thực hiện triều khai tới các khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, tiến hành đồng thời các biện pháp huy động vốn và đầu tư cho vay. Phấn đấu giữ vững khách hàng truyền thống, ưu tiên đầu tư những khách hàng kinh doanh có hiệu quả, mở rộng cho vay khách hàng mới có tiềm lực tài chính tốt và cho vay đối với khách hàng cá nhân, bám sát sự tăng trưởng nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng và đầu tư. Phân tích đánh giá thực trạng doanh nghiệp, khả năng và triền vọng kinh doanh của khách hàng đề có định hướng xác định tín dụng phù hợp.
*) Bảo lãnh:
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.
*) Thanh toán và tài trợ thương mại
Phát hành thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, chuyền tiền trong nước và quốc tế, chuyền tiền nhanh Western Union, chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM.
*) Ngân quỹ:
Mua, bán ngoại tệ, mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc), thu chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
Cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản vàng, giấy tờ có giá. *) Thẻ và ngân hàng điện tử
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 286.8 340.7 416.8 53.9 18.79 76.1 22.33 Tổng chi phí 240.3 275.2 315.2 34.9 14.52 40 14.53 Lợi nhuận trước thuế 46.5 65.5 101.6 19 40.86 36.1 55.11
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, tín dụng quốc tế (Visa, Master, JCB . . . ).
- Cung cấp dịch vụ ATM, SMS Banking, iPay, BankPlus ... . b) Tình hình huy động vốn:
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Sông Công giai đoạn 2016 - 2018Năm 2018, kinh tế toàn cầu có nhiều biến động. Căng thẳng thương mại Năm 2018, kinh tế toàn cầu có nhiều biến động. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng phát ngay trong nửa đầu năm 2018 làm đảo lộn cục diện kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến tích cực với việc các chính sách vĩ mô được điều chỉnh linh hoạt, hợp lý với từng thời điểm giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2018 ước đạt 7.08%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 11 năm qua, vượt mức kế hoạch đặt ra, với tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. CPI năm 2018 tăng 3.54% so với cuối năm 2017, tăng trưởng tín dụng toàn ngành 14%, tỷ lệ nợ xấu 1.89%.
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Sông Công
Hoạt động kinh doanh của NHCT Sông Công đã có nhiều khởi sắc sau năm 2015 bị lỗ do khoản nợ xấu của Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công. Năm 2018, đánh dấu bước nhảy về lợi nhuận của Chi nhánh Sông Công khi lần đầu tiên đạt lợi nhuận kinh doanh trên 100 tỷ. Hoạt động kinh doanh ổn định và mở rộng, cùng với đó Chi nhánh tích cực xử lý rủi ro các khoản nợ xấu, riêng nợ xấu ngoại bảng được xử lý đã đem lại cho chi nhánh trên 45 tỷ đồng nguồn thu vào lợi nhuận.
Các kết quả trên cho thấy, trong thời gian qua, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, hoạt động của NHCT Sông Công vẫn đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tượng và còn tạo ra nguồn lợi nhuận cho hệ thống NHCT. Tuy nhiên trong thời gian tới, NHCT Sông Công cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng để lợi nhuận đạt được luôn có sự tăng trưởng cao.
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam- Chi nhánh Sông Công Việt Nam- Chi nhánh Sông Công
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam- Chi nhánh Sông Công Nam- Chi nhánh Sông Công
a) Quy định, quy trình cho vay khách hàng bán lẻ
Quy trình cho vay đối với KH bán lẻ tại Vietinbank- CN Sông Công: Bước 1: Tiếp xúc khách hàng
Bước 2: Thẩm định khách hàng Bước 3: Phê duyệt tín dụng Bước 4: Ký Hợp đồng tín dụng Bước 5: Thực hiện thủ tục giải ngân
Bước 6: Kiểm tra và xử lý phát sinh sau cho vay Bước 7: Thanh lý Hợp đồng và lưu hồ sơ
Nội dung chi tiết từng bước:
Bước 1: Tiếp xúc, tiếp nhận và rà soát hồ sơ khách hàng
- Cán bộ QHKH tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu vay vốn, mục đích vay vốn của khách hàng, từ đó đưa ra sự tư vấn sản phẩm vay phù hợp; đây cũng là giai đoạn cán bộ QHKH trao đổi tới khách hàng các thông tin công khai về chính sách cho vay của ngân hàng
- Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ và thẩm định hồ sơ của khách hàng
Bước 2: Thẩm định khách hàng
- - Thẩm định khách hàng vay: Căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể của khách hàng, CB QHKH và lãnh đạo phụ trách sẽ thu thập thông tin liên quan đến khách hàng và thực hiện thẩm định các nội dung:
+ Thông tin về năng lực pháp lý của khách hàng
+ Thông tin thân nhân và các bên liên quan dựa trên giấy tờ do khách hàng cung cấp.
+ Thẩm định quan hệ tín dụng với các TCTD thông qua cổng tra cứu CIC
+ Đánh giá năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng bao gồm: thông tin nghề nghiệp, đơn vị công tác, mức thu nhập ròng ổn định hợp pháp, chi phí sinh hoạt tối thiểu, thu nhập của người đồng trả nợ.
+ Mục đích cho vay
+ Đánh giá tổng giới hạn tín dụng để đảm bảo không vượt giới hạn tín dụng cho phép của ngân hàng và pháp luật.
+ Các thẩm định khác có liên quan, phù hợp với quy định.
- Thẩm định, định giá tài sản bảo đảm của khách hàng (đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm), Cán bộ QHKH mô tả hiện trạng tài sản và lập biên bản định giá TSBĐ theo mẫu.
- Thiết lập tờ trình thẩm định, kiểm soát nội dung thẩm định tại đơn vị cho vay. + Cán bộ QHKH lập tờ trình thẩm định theo mẫu quy định và tập hợp toàn bộ hồ sơ vay vốn
+ Cán bộ kiểm soát: Kiểm soát tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ; thẩm định lại hồ sơ do cán bộ QHKH gửi và kí kiểm soát trên tờ trình thẩm định.
+ Lãnh đạo phòng hoặc Phó Giám đốc (Tùy theo thẩm quyền từng món vay) nêu rõ ý kiếm và kí xác nhận tại tờ trình.
Bước 3: Phê duyệt tín dụng:
- Bộ phận có trách nhiệm thẩm quyền phê duyệt khoản vay theo đúng quy định. - Thông báo kết quả xét tín dụng cho khách hàng.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tài sản và hợp đồng tín dụng Về hồ sơ tài sản:
Ngân hàng và khách hàng (hoặc bên thứ ba) tiến hành giao kết thỏa thuận thủ tục thế chấp tài sản tại phòng công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm tại Cơ quan có thẩm quyền của pháp luật
về Hợp đồng tín dụng:
- Cán bộ QHKH có trách nhiệm giải thích rõ ràng cho Khách hàng các nội dung về thời hạn vay, số tiền vay, lịch trả nợ, lãi suất, các loại phí... và nhất là các quyền và nghĩa vụ, điều kiện ràng buộc của khách hàng đối với khoản vay.
Bước 5: Giải ngân khoản vay: - Lập và hoàn thiện hồ sơ
- Chuyển hồ sơ sang bộ phận Hỗ trợ tín dụng để tác nghiệp giải ngân - Lưu hồ sơ
Bước 6: Kiểm tra sau cho vay
- Kiểm tra việc thực hiện các điều khoản phê duyệt tín dụng nhằm đảm bảo các khoản vay đều tuân thủ các cam kết của khách hàng theo các điều kiện đã được phê duyệt
- Kiểm tra sử dụng vốn vay nhằm tránh sử dụng vốn vay sai mục đích (Khoản vay tiêu dùng: tối thiểu 12 tháng kể từ thời điểm giải ngân, khoản vay kinh doanh: tối thiểu 3 tháng/lần)
- Kiểm tra TSBĐ: Việc kiểm tra tài sản góp phần xử lý kịp thời các vấn đề phát