Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH SÔNG CÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 88 - 93)

a) Hạn chế còn tồn tại

Hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh trong thời gian qua tuy đã có những chuyển biến tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số điểm còn hạn chế sau:

Hạn chế trong phát triển về số lượng, doanh số cung cấp sản phẩm

- Các hoạt động Marketing, phát triển thương hiệu của Chi nhánh chưa được Ban giám đốc chú trọng quan tâm.

- Chi nhánh chưa thực hiện thường xuyên các chương trình quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại do còn hạn chế về kinh phí nên chưa thu hút được nhiều khách hàng.

- Về công tác chăm sóc khách hàng: Chi nhánh chưa cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên trên hệ thống khiến cho việc theo dõi tình trạng khách hàng gặp nhiều khó khăn. (Các thông tin về định danh khách hàng, thông tin khách hàng và người có liên quan, cũng như thông tin bằng chứng về hoạt động kinh doanh sản xuất của khách hàng)

- Thông tin về các điểm giao dịch, các cây ATM của Chi nhánh chưa được giới thiệu nhiều trên các kênh thông tin đặc biệt là mạng internet

Hạn chế trong phát triển về chất lượng dịch vụ tín dụng bản lẻ (phát triển bền vững)

- Chất lượng tín dụng bán lẻ của Chi nhánh ngày càng giảm, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại Chi nhánh không ngừng gia tăng qua các năm.

- Quy trình cấp tín dụng của Chi nhánh tuân thủ chặt chẽ quy định của Hội sở nên phát sinh nhiều trường hợp quy trình xét duyệt tín dụng không phù hợp với điều kiện khách hàng cũng như ngành nghề kinh doanh của khách hàng trên địa bàn. Bên cạnh đó, quy trình tín dụng còn trải qua nhiều bước phức tạp, thủ tục rườm ra mất thời gian của khách hàng.

- Công tác thẩm định khách hàng trước cho vay tại Chi nhánh mặc dù được thực hiện khá tốt song do cán bộ xét duyệt tín dụng chỉ căn cứ vào thông tin do khách hàng cung cấp để đánh giá tín dụng nên công tác thẩm định trước cho vay của chi nhánh chưa đảm bảo sự độc lập, khách quan.

- Công tác giám sát sau cho vay chưa thực sự tốt, công tác theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng không được quan tâm chú trọng. Dan đến nhiều sai sót phát sinh mà Chi nhánh không kiểm soát được và ảnh hưởng được phát triển tín dụng bán lẻ của chi nhánh.

+ Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nguyên nhân từ sản phẩm tín dụng

Cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ chưa đồng đều, các khoản vay mua nhà, sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó, các sản phẩm khác có rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng vẫn chưa được chú trọng vì vậy chi nhánh cần có những biện pháp để đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng,

Mặc dù Chi nhánh đã triển khai tương đối nhiều các sản phẩm tín dụng bán lẻ song đối với các sản phẩm đã được triển khai, chưa đáp ứng được hết vướng mắc và nhu cầu khách hàng vì vậy Chi nhánh cần có những biện pháp để hoàn thiện các sản phẩm tín dụng hiện có và phát triển các sản phẩm tín dụng mới

Thứ hai, nguyên nhân từ đội ngũ nhân viên Chi nhánh

Đội ngũ nhân viên tín dụng bán lẻ trong thời gian qua chưa được chuyên môn hóa. Các chuyên viên tín dụng tại các chi nhánh, đều phải đảm nhận khối lượng công việc khá lớn, từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giải ngân, thu nợ. Tại thời điểm hiện tại chi nhánh đã có sự tách biệt kinh doanh giữa hai bộ phận khách hàng cá nhân

và khách hàng doanh nghiệp. chuyển đổi mô hình khối bán buôn và bán lẻ, tách bạch công việc của cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định, tuy nhiên vì ở giai đoạn mới của giai đoạn đầu chuyển đổi nên công việc còn lúng túng chưa được trôi chảy. Vì vậy hoàn thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng quy trình tín dụng bán lẻ thích hợp, xây dựng các giải pháp để hoàn thiện quy trình tín dụng là yêu cầu cần thiết của chi nhánh trong thời gian tới.

Thứ ba, nguyên nhân từ quy trình, mô hình cấp tín dung

- Mô hình tổ chức có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mô hình một NHBL hiện đại song sự thay đổi là chưa đáng kể, chưa hỗ trợ tối đa cho công tác bán lẻ.

Việc thành lập Phòng Phát triển sản phẩm- Khối Bán lẻ tại trụ sở chính và thành lập Phòng Bán lẻ tại các chi nhánh là những thay đổi về cơ cấu tổ chức để triển khai tín dụng bán lẻ trên toàn hệ thống. Tuy nhiên các phòng này chưa khai thác tối đa chức năng hoạt động do đó chưa mang lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng bán lẻ

- Quy trình nghiệp vụ giữa các phòng ban còn chưa được tách bạch, chưa tạo được sự đồng bộ cũng như tăng tính chuyên nghiệp trong công tác phục vụ khách hàng:

Sau rất nhiều lần chuyển đổi mô hình, việc phân chia bộ phận chuyên trách về tìm kiếm khách hàng, bộ phận thẩm định hồ sơ, bộ phận công chứng giải ngân, thu nợ không mang lại hiệu quả.Vietinbank lại chuyển đổi mô hình thành một Cán bộ QHKH sẽ đảm nhận hầu hết các khâu tác nghiệp từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định, công chứng thế chấp và giải ngân. Việc chuyển đổi công việc như vậy

lại khiến các QHKH mất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành từ đầu đến cuối một hồ sơ vay dẫn đến không phát huy được tối đa chuyên môn chính là tìm kiếm khách hàng và công tác thẩm định.

Thứ tư, nguyên nhân từ chính sách tín dụng bán lẻ

Các chỉ đạo cụ thể để phát triển tín dụng bán lẻ chưa đồng bộ, chưa mang tính lẻ tẻ, thiếu nhất quán trên toàn hệ thống

Chỉ đạo việc định hướng phát triển Vietinbank thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu mới là bước đầu. Tổ chức bộ máy, con người, cơ chế, chính sách, sản phẩm chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu cảu Ban lãnh đạo cũng như yêu cầu của một NHBL hiện đại.

- Chính sách tín dụng bán lẻ chung chung, chưa xây dựng được những chính sách cụ thể hướng đến từng đối tượng khách hàng. Các chính sách mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những thủ tục và đặc điểm sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng mà chưa thực sự giúp khách hàng nhận biết được lợi ích mà các sản phẩm của ngân hàng đem lại cho mình.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nguyên nhân từ sự ổn định, phát triển của kinh tế

Sự ổn định cũng như tăng trưởng của nền kinh tế là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quy mô tín dụng bán lẻ của Ngân hàng. Giai đoạn 2014-2015 là giai đoạn tập đoàn Samsung đặt mô hình kinh doanh tại thị xã Phổ Yên, gây nên sự xáo trộn tương đối trong quá trình kinh doanh của khách hàng. Những khách hàng không kịp thích ứng và chuyển đổi mô hình kinh doanh đã có sự suy giảm về sản xuất (đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, ... do sự thu hồi đền bù đất nông nghiệp).

Thứ hai, nguyên nhân từ phía khách hàng

Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam cũng là một yếu tố hạn chế sự phát triển của tín dụng bán lẻ. Ở nước ngoài, người dân thường có thói quen tiêu dùng

trước, trả tiền sau. Vì thế, hoạt động tín dụng cho cá nhân có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhưng tại Việt Nam, người dân thường có tâm lý ngại đi vay ngân hàng, chờ tích lũy đủ tiền mới có nhu cầu tiêu dùng. Nếu có, các cá nhân thường cũng chỉ tìm đến ngân hàng nhờ các mối quan hệ thân thiết như gia đình, bạn bè . . . do ngại thủ tục rườm rà. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng trưởng tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng.

Khách hàng khó chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân. Đây là vấn đề khó khăn mà ngân hàng gặp phải khi cho vay đối với khách hàng cá nhân. Đối với đối tượng vay là cán bộ công nhân viên chức hưởng lương thì việc xác định thu nhập là dễ dàng thông qua quyết định nâng bậc lương hoặc bảng lương. Nhưng ngân hàng còn xem xét thêm các khoản thu nhập khác của khách hàng ngoài lương. Tuy nhiên, các khách hàng lại khó chứng minh được các khoản thu nhập đó của mình. Vì thế cán bộ tín dụng và Ngân hàng thường không dám mạo hiểm. Do đó ngân hàng thường phải yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Những phân tích về thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công trong gia đoạn 2016- 2018 cho thấy những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động này. Qua đó cũng khẳng định được vai trò, những đóng góp quan trọng của tín dụng bán lẻ đối với hoạt động tín dụng nói riêng và với sự phát triển của chi nhánh nói chung.

Để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công cần có những giải pháp nhằm phát triển hoạt động này nhằm hướng tới mục tiêu trở thành “ngân hàng bán lẻ thân thiện.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢTÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH SÔNG

CÔNG

3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam- Chi nhánh Sông Công

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH SÔNG CÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w