Đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH SÔNG CÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 117 - 121)

NHCT cần chú trọng đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá, đo lường rủi ro một cách hiệu quả. Thông tin tín dụng cần được tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng.

Đẩy mạnh công nghệ nhằm mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, nhanh chóng và thuận tiện với chi phí giao dịch, chi phí hoạt động thấp nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn tối đa. Với công nghê hiện đại, công tác bảo mật, quản lý, giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống NHCT có thể tiến hành từ xa mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả, chính xác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Trong chương 3, tác giả đã trình bày định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và định hướng hạn chế rủi ro tín dụng của NHCT Sông Công. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của NHCT trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, tác giả còn kiến nghị với NHCT để NHCT nói chung và NHCT Sông Công nói riêng phát triển hoạt động tín dụng và có thể hạn chế tối đa những rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Hiện nay, đối với các NHTM, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, xu hướng phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ đang được quan tâm hơn bao giờ hết.

Là một chi nhánh trong hệ thống ngân hàng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, cùng với sự phát triển của toàn hệ thống, NHCT Sông Công những năm gần đây đã phát triển với quy mô và tốc độ khá lớn. Thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phần lớn lợi nhuận của chi nhánh. Bởi vậy một trong những hoạt động chính là hoạt động cho vay bán lẻ cần được định hướng rõ ràng và thực hiện hiệu quả. Bên cạnh trách nhiệm chiễm lĩnh và phát triển thị phần thì chất lượng mỗi khoản vay cần được quản lý hiệu quả mang lại nguồn thu chất lượng và bền vững cho ngân hàng.

Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh, xây dựng chi nhánh ngày càng phát triển, luận văn với đề tài “Hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công” đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng bán lẻ, hiệu quả tín dụng bán lẻ của NHTM.

- Phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng bán lẻ của NHCT Sông Công. Từ đó, đưa ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

- Luận văn chỉ ra định hướng, mục tiêu, và định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ của NHCT Sông Công tới năm 2022, từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và NHCT Sông Công nói riêng để có thể nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ cho Chi nhánh và nhiều

giải pháp có tính khả thi có thể làm cơ sở tham khảo cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Với những nội dung chính trên, luận văn đã cơ bản hoàn thành mục tiêu nghiên

cứu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả

mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy/ Cô và các độc giả để bổ sung cho luận văn được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể Quý Thầy/ Cô

Khoa Sau đại học Học Viên Ngân Hàng đã giảng dạy tác giả trong suốt thời gian qua và đặc biệt là Thầy giáo PGS. TS. Mai Thanh Quế đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Tín dụng Ngân hàng, Học viện Ngân hàng 2) PGS.TS. Tô Kim Ngọc (2012), Tiền tệ - Ngân hàng, Học viện Ngân hàng

3) Mishkin F.S. (1999), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội

4) Chỉ thị 03/CT-NHNN (2015)

5) Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12, Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội 6) Lê Khắc Trí (2007), Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng bán

lẻ ở Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 3+4, 3/2007

7) Vũ Thị Thái Hà (2019), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán, 6/2019.

8) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

9) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014, Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

10)Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017), Công văn số 551/2017/QĐ- TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017, Ban hành quy định cụ thể chính sách cấp và quản lý tín dụng đối với phân khúc Khách hàng bán lẻ, Hà Nội

11)Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2018), Công văn số 4344/TGĐ- NHCT60 ngày 01/06/2018; Quy định phân khúc trong kỳ ổn định 2018-2020, Hà Nội.

12)Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2018), Công văn số 4961/TGĐ- NHCT9 ngày 11/06/2018 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, Định hướng tín dụng, Hà Nội.

13)Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công (2016-2017), Báo cáo tình hình hoạt động, Thái Nguyên.

14)Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công (2018), Báo cáo quy mô, tổ chức, nhân sự, Thái Nguyên.

15)Ngân hàng nhà nước tỉnh Thái Nguyên (2016-2018), Báo cáo tình hình hoạt động, Thái Nguyên.

16) Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12, Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội. Các website tham khảo:

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH SÔNG CÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w