Tùy từng khẩu vị rủi ro mà mỗi ngân hàng xây dựng các chính sách sản phẩm hướng đến những đối tượng khách hàng nhất định.
Những năm 2015 trở về trước, các khách hàng được Vietinbank Sông Công chủ yếu khai thác là các khách hàng kinh doanh ổn định, lâu năm, đối với khách hàng vay tiêu dùng thì chủ yếu đối tượng khách hàng là cán bộ công chức nhà nước, cơ quan trường học hay công nhân những doanh nghiệp lớn trên địa bàn.
Tuy nhiên, với điều kiện thị trường ngày càng thay đổi và mở rộng, số lượng khách hàng tiềm năng là quá lớn, nếu chỉ hạn hẹp quy mô hay đối tượng
cho vay thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh. Do vậy, việc đa dạng hóa đối tượng khách hàng, áp dụng những sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng vừa góp phần đảm bảo tăng trưởng, vừa đảm bảo rủi ro cho Chi nhánh.
*) Phát triển khách hàng tiềm năng
Hiện nay, mạng lưới các ngân hàng trên địa bàn thị xã Sông Công là rất lớn, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là mạnh mẽ, thị trường tín dụng có hạn, các ngân hàng luôn thực hiện mọi giải pháp khác nhau nhằm tăng cường khách hàng tiềm năng để mở rộng thị phần.
Khách hàng tiềm năng của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công hiện nay bao gồm nhóm khách hàng có thu nhập không cao nhưng ổn định, nhóm khách hàng có nhu cầu tiêu dung lớn . . . Đó là những cán bộ
và nhân viên có thu nhập ổn định hoặc là các nhân viên văn phòng có thu nhập cao nhưng ổn định,.. hoạt động của ngân hàng cần phải đẩy mạnh giới thiệu các nhóm sản phẩm dịch vụ này đến tay ngân hàng.
Thứ nhất, các cán bộ tín dụng của ngân hàng cần nhận thức được rằng ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp cần phải bán sản phẩm dịch vụ của mình cho khách hàng. Hoạt động tín dụng bán lẻ có thị phần rộng, đối tượng khách hàng lớn vì vậy ngân hàng cần phải đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm hình ảnh đến ngân hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.
Thứ hai, chi nhánh cần chú trọng phát triển những khách hàng có khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ mang lại thu nhập cho khách hàng trước rồi mới tính đến những nhóm khách hàng khác.
Đối với các khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng nên tập trung cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro, bên cạnh đó sàng lọc và cho vay một số ngành nghề có xu hướng phát triển tiềm năng như: kinh doanh du lịch, thương mại ...
Chi nhánh cần sắp xếp, tái bố trí, thiết kế lại chi nhánh, phòng giao dịch theo quan điểm bán lẻ như các cửa hàng. siêu thị nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh và phòng giao dịch có thể tối đa hóa các cơ hội bán hàng cùng với việc tối thiểu hóa chi phí hoạt động và duy trì mối quan hệ ngân hàng- khách hàng. Thay đổi không gian bên trong chi nhánh, phòng giao dịch thông qua việc gia tăng tỷ lệ không gian dành cho khách hàng (trước đây không gian dành cho KH nhỏ hơn không gian dành cho nhân viên, do đó vào giờ cao điểm KH thường phải chờ đợi chung trong một không gian khiêm tốn và thiếu một nơi trao đổi mang tính chất cá nhân). Do vậy không gian làm việc tại sảnh có thể chia ra làm 2 khu vực cơ bản.
-Khu vực giao dịch đòi hỏi tốc độ nhanh như những giao dịch rút tiền mặt, gửi tiền vào tài khoản . . . được thiết kế riêng, giúp KH có thể thực hiện nhanh chóng nhu cầu giao dịch và giảm thiểu thời gian chờ đợi, ở khu vực này các tiện ích đặt ngay cửa ra vào của chi nhánh nhằm cho phép KH có thể giao dịch vào-ra một cách nhanh chóng.
-Ngược lại, khu vực chuyên giới thiệu, tư vấn các sản phẩm như hồ sơ vay vốn, thẻ tín dụng, tài khoản thanh toán ... được thiết kế với không gian kín đáo, sang trọng để làm chậm bước chân khách hàng và khuyến khích KH dừng lại xem qua các sản phẩm dịch vụ tại đó. Ngoài ra còn có khu vực dành riêng cho KH vip thực hiện giao dịch quan trọng và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẵn sàng phục vụ các yêu cầu cụ thể của khách hàng vip.
Như vậy thiết kế không gian có tính mở nhiều hơn sẽ thu hút và gia tăng sự thoải mái cho KH khi tới ngân hàng giao dịch nhằm góp phần gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ tại chi nhánh.