Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH SÔNG CÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 49 - 51)

Sông Công

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Sông Công Chi nhánh Sông Công

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam, trên cơ sở Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp. Sau đó, Ngân hàng chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP- NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 03/07/2009.

Từ khi thành lập năm 1988 với trên 40 chi nhánh, đến 31/12/2010, Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động

được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính, 149 chi nhánh, trên 900 phòng giao dịch, 1042 máy rút tiền tự động (ATM)... với quy mô huy động vốn đạt trên 340.000 tỷ đồng, cho vay nền kinh tế đạt hơn 230.000 tỷ đồng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công được thành lập cùng với toàn bộ hệ thống NHCT từ năm 1988, là một chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Thái Nguyên.

Theo Quyết định số 154/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị ngày 07/06/2006, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Công trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam kể từ ngày 01/07/2006.

Năm 2009, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình Ngân hàng cổ phần, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Công chuyển thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công, sau đây gọi là Ngân hàng Công thương Sông Công (NHCT Sông Công).

Địa bàn hoạt động chính của NHCT Sông Công là thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc các Bộ, Tổng công ty lớn của Nhà nước như: Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên DIESEL Sông Công (thuộc Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM)), Công ty cổ phần Phụ tùng máy số 1 (thuộc Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM)), Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên (thuộc Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM)), Công ty cổ phần MEINFA (thuộc Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam),

Như vậy, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công hoạt động trên địa bàn khá rộng và tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch về tiền tệ sẽ tạo điều kiện tốt cho NHCT Sông Công phát huy được vai trò, hoạt động của một ngân hàng kinh doanh đa năng. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt khi trên địa bàn thành phố Sông Công, thị xã

Phổ Yên có rất nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Công, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phổ Yên, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Nam Thái Nguyên, Ngân hàng TMCP Quốc tế Phòng Giao dịch Phổ Yên và các ngân hàng cổ phẩn khác nhưng NHCT Sông Công luôn tìm cách sáng tạo, hoàn thiện và nâng cấp cả về chất lượng lẫn cơ sở vật chất để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Qua hơn 20 năm hoạt động, NHCT Sông Công đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ một chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, khi mới thành lập nguồn vốn huy động chỉ có 13 tỷ đồng, tổng dư nợ 5,7 tỷ, chỉ có 344 khách hàng giao dịch trong đó có 80 khách hàng vay vốn, đến nay NHCT Sông Công đã là một chi nhánh cấp I với phạm vi hoạt động được mở rộng không chỉ trên địa bàn thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên, mà còn đến các huyện, xã của tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH SÔNG CÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 49 - 51)