Phương pháp giám sát các công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 34 - 36)

Việc tổ chức công tác giám sát các CTCK ở mỗi nước tùy thuộc vào sự hoạt động và sự ổn định của hệ thống tài chính, song mục tiêu thì không khác nhau, tức là đều duy trì sự ổn định của hệ thống và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Mô hình tổ chức của cơ quan giám sát có tính độc lập cao. Có 2 phương pháp giám sát các

CTCK, bao gồm: giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ.

1.2.5.1. Giám sát từ xa

Giám sát từ xa là việc cơ quan quản lý theo dõi thường xuyên tình trạng của từng CTCK, cũng như tình trạng của cả hệ thống CTCK, thông qua các báo cáo định kỳ do CTCK gửi cho cơ quan giám sát theo quy định về thông tin báo cáo và qua thông tin từ nhiều nguồn khác. Trên cơ sở các dữ liệu có được, cơ quan giám sát tiến hành phân tích, so sánh tình hình hoạt động của CTCK theo nhóm tương đương, xem xét xu hướng của các CTCK qua các năm, nhận biết xu hướng và sự khác nhau về tỷ lệ trung bình của các nhóm tương đương và theo các chuẩn tắc do pháp luật quy định. Đồng thời, đưa ra sự nhận biết sớm về các loại rủi ro và những vấn đề tài chính khác của CTCK. Từ đó cung cấp sớm phương hướng và đưa ra biện pháp sửa sai ngay trước khi các vấn đề trở nên trầm trọng.

Một phần quan trọng trong giám sát từ xa là đánh giá tính lành mạnh tài chính của các CTCK dựa trên nhận định là tất cả các công ty chứng khoán đều có thể có khả năng gặp khó khăn về tài chính. Điều này đạt được bằng cách:

- Sử dụng các chỉ số rủi ro hệ thống (bao gồm cả phân tích xu hướng và so sánh ngang bằng) để xác định các công ty lệch khỏi xu hướng hoặc mặt bằng chung của toàn ngành.

- Thực hiện các phép thử về sức chịu đựng và độ nhạy cảm (stress test) để xác định các công ty dễ bị tổn thương về tài chính một cách kịp thời. Tăng cường giám sát hoạt động của các công ty này và yêu cầu thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục những yếu điểm và phát triển.

Yêu cầu đặt ra khi thực hiện phương thức giám sát từ xa là phải giám sát thường xuyên diễn biến hoạt động của từng CTCKvà toàn hệ thống; Phải giám sát diễn biến về mức độ và tỷ lệ tăng trưởng, phát hiện những vấn đề bất hợp lý, những vi phạm tiêu chí an toàn trong hoạt động của CTCK; Số liệu phải được cập nhật liên tục theo từng chỉ tiêu; Kỹ năng đánh giá, phân tích, dự báo của cán bộ giám sát tốt.

1.2.5.2. Kiểm tra tại chỗ

sở hoạt động của các CTCK trên cơ sở xem xét các chứng cứ, tài liệu về nội dung cần

kiểm tra, do CTCK ghi chép và từ các nguồn thông tin khác nhằm xác định tính trung

thực của vấn đề, từ đó đề ra các biện pháp chấn chỉnh phù hợp. Dựa trên những thông

tin cung cấp từ bộ phận giám sát từ xa, lên kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất

đối với các CTCK để tiến hành kiểm tra những vấn đề còn nghi vấn.

Kiểm tra tại chỗ giúp cơ quan quản lý hiểu cặn kẽ hơn hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan của một công ty.

Ngoài ra, cơ quan quản lý, giám sát cũng có thể thực hiện các cuộc kiểm tra không chính thức với mục đích chính là thu thập thông tin một cách chính xác và sâu hơn. Việc này được tiến hành bằng cách kiểm tra viên có thể đóng vai trò là khách hàng hoặc đối tác của CTCK. Các thông tin thu được có thể cho phép đánh giá tốt hơn về mức độ tuân thủ cũng như những rủi ro của các CTCK.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 34 - 36)