Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 44 - 48)

2.1.2.1. về mô hình tổ chức và hoạt động

Mô hình tổ chức, hoạt động của CTCK tại Việt Nam là mô hình chuyên doanh hoặc mô hình đa năng một phần. Tính đến 30/6/2017, còn 83 CTCK được cấp phép theo các mảng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, cụ thể là: 34 công ty thực hiện cả 4 nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Luật Chứng khoán (môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán); 23 công ty được thực hiện 3 nghiệp vụ (môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư chứng khoán), 19 công ty thực hiện 2 nghiệp vụ (hoặc môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán; hoặc môi giới, tự doanh chứng khoán); và 7 công ty chỉ thực hiện 1 nghiệp vụ (hoặc môi giới, hoặc tư vấn đầu tư).

Các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm muốn kinh doanh chứng khoán phải lập công ty con, tách biệt với hoạt động kinh doanh chính. Điều này cho phép giảm thiểu các rủi ro chéo giữa các khu vực thị trường tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm). Về cơ bản, với quy mô thị trường hiện nay, mô hình trên hoạt động tương đối phù hợp, đã phát huy được vai trò là cầu nối giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp với TTCK và phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.1.2.2. về tình hình tài chính

Giai đoạn 2009-2011 bùng nổ về số lượng mở mới các CTCK (105 CTCK). Các CTCK tăng gần 28 nghìn tỷ đồng trong năm 2010, tổng tài sản của toàn hệ thống các CTCK có xu hướng giảm đến xấp xỉ 45 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2013, sau đó con số này tăng hơn 16 nghìn tỷ đồng trước sự giảm nhẹ gần 4 nghìn tỷ đồng vào năm 2016.

Bảng 2.1: Tình hình tài chính của các CTCK tại Việt Nam

đặc biệt hoặc từng bước rút các nghiệp vụ kinh doanh. Tuy mới chỉ giải thể, thu hồi giấy phép hoạt động của 4 công ty nhưng số công ty trong diện đình chỉ, tạm ngừng hoạt động, rút nghiệp vụ, kiểm soát đặc biệt đều là những công ty chỉ còn tồn tại pháp

nhân để giải quyết các nghĩa vụ nợ, trên thực tế thì những công ty này không còn hoạt

động kinh doanh. Kết quả của quá trình tái cấu trúc các CTCK của UBCK tính đến tháng 6/2017 là: có 3 CTCK tự nguyện giải thể, 3 CTCK chấm dứt hoạt động,

2 CTCK hợp nhất, 2 CTCK bị đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động, 5 CTCK bị kiểm soát đặc biệt, 1 CTCK bị kiểm soát và 12 CTCK bị rút nghiệp vụ.

2.1.2.3. về năng lực quản trị và điều hành

Các CTCK đã lập bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phận quản trị rủi ro và xây dựng chính sách quản trị rủi ro theo quy định, góp phần nâng cao năng lực quản trị và điều hành tại các CTCK.

Tổng số người hành nghề chứng khoán tại các CTCK không ngừng tăng lên. Năm 2013, UBCKNN đã cấp 381 chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề kinh doanh chứng khoán (289 chứng chỉ môi giới, 92 chứng chỉ phân tích), tổng số chứng chỉ đã cấp là 4.631 chứng chỉ. Đến cuối năm 2015, UBCKNN đã tổ chức đào tạo, thi và cấp 6.797 chứng chỉ hành nghề các loại. Tổng số người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán tính đến 31/12/2015 là 3.359 người. Tính đến tháng 6/2017, có 3.578 người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; trong khi tổng số nhân sự của công ty chứng khoán tính đến thời điểm này là 7.523 người. Điều này cho thấy số lượng nhân viên có chứng chỉ hành nghề đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên, cần chú ý, gia tăng hơn nữa con số này, nhằm đảm bảo hoạt động bền vững của các CTCK.

2.1.2.4. về trình độ công nghệ thông tin

Hệ thống thông tin của các CTCK đã được đầu tư khá tốt. Hầu hết các công ty đã kết nối giao dịch trực tuyến, góp phần tăng tiện ích, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư. Trong đó, khoảng 30 CTCK lớn đã sử dụng các phần mềm kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp từ nước ngoài, giúp ích cho công tác quản lý của công ty. Các CTCK còn lại sử dụng hệ thống phần mềm lập trình trong nước đều đáp ứng khá tốt yêu cầu giao dịch, quản lý các nghiệp vụ trong hoạt động của công ty. Với việc quản lý trên 1,7 triệu tài khoản và khối lượng giao dịch khoảng 2 nghìn tỷ đồng/ngày (đến quý 1/2017), giao dịch được thực hiện an toàn, suôn sẻ, không xảy ra sai sót, cho thấy nỗ lực về cải tiến công nghệ của các CTCK.

2.1.2.5. Về mạng lưới hoạt động

Mạng lưới hoạt động của các CTCK ngày càng được mở rộng, nếu như hết năm 2007, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của các công ty chứng khoán lần

lượt là 78 chi nhánh và 29 phòng giao dịch thì đến tháng 6/2017, các CTCK đã có 109 chi nhánh, 40 phòng giao dịch và 8 văn phòng đại diện trên cả nước. Hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch được mở ở 15 tỉnh thành, đặc biệt là tập trung vào các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nằng, Hải Phòng, Cần Thơ. Tuy nhiên, số lượng chi nhánh tính bình quân trên 1 công ty còn thấp (1,3 chi nhánh/công ty), trong đó chủ yếu tập trung vào 10 CTCK hàng đầu.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 44 - 48)