Quá trình hình thành và phát triển các công ty chứng khoán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 43 - 44)

CTCK là một chủ thể tham gia TTCK, chịu sự quản lý của cơ quan quản lý TTCK, vì vậy sự hình thành và phát triển của các CTCK tại Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam cũng như sự định hướng và quản lý, giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý TTCK tại Việt Nam.

Ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 42/CP về chứng khoán và TTCK Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam được hình thành với việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và hai Trung tâm giao dịch chứng khoán (nay gọi là Sở giao dịch chứng khoán). Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 28/7/2000 với phiên giao dịch đầu tiên tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE). Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) có phiên đấu giá đầu tiên ngày 8/3/2005, phiên giao dịch thứ cấp đầu tiên ngày 14/7/2008.

Biểu đồ 2.1: Số lượng công ty chứng khoán tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay

' (Nguồn: UBCKNN)

Những ngày đầu, do TTCK Việt Nam rất mới mẻ nên số CTCK nhập cuộc còn rất ít. Năm 2000 mới có 7 CTCK tham gia thị trường, là: CTCK Bảo Việt, CTCK Sài Gòn, CTCK Đệ Nhất, CTCK Thăng Long, CTCK Ngân hàng Công

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng tài sản 79.839 107.685 81.593 68.756 62.841 69.406 79.295 75.332

Vốn chủ sở hữu 32.995 39.285 36.727 36.849 37.895 41.827 44.352 44.887

Vốn điều lệ 26.459 34.212 35.951 36.103 36.079 38.494 40.294 41.164

Thương, CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, CTCK Ngân hàng Á Châu. Với số lượng ít ỏi, các công ty chứng khoán vào thời điểm này chỉ có mạng lưới và chi nhánh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Sau hơn 20 năm hoạt động, hệ thống các CTCK đã có bước phát triển nhanh về cả số lượng, quy mô vốn, nghiệp vụ và công nghệ với hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, góp phần giúp công chúng tiếp cận dễ dàng hơn với TTCK. Từ năm 2006, với sự bùng nổ của TTCK, số lượng các CTCK được cấp phép thành lập tăng đột biến. Tuy nhiên, số lượng CTCK tăng quá nhanh trong khi năng lực về vốn, chuyên môn nghiệp vụ, quản trị điều hành, công nghệ còn hạn chế, thêm vào đó là sự sụt giảm của TTCK Việt Nam do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 và chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước đã đẩy số lượng CTCK tại Việt Nam đến mức bão hòa và cần thanh lọc. Năm 2009-2011, TTCK Việt Nam chia miếng bánh thị phần cho 105 CTCK. Năm 2012, Đề án Tái cơ cấu TTCK được phê duyệt, tạo cơ sở tái cấu trúc lại hệ thống các CTCK. Tính đến 30/6/2017, còn 83 CTCK hoạt động trên thị trường với tổng vốn chủ sở hữu tại đạt 50.389 tỷ đồng và tổng vốn điều lệ đạt khoảng 41.904 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w