Yêu cầu về mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0127 giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 31)

1.3.2.1. Mở rộng tín dụng phải gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng

Chất luợng tín dụng là một khái niệm phản ánh mức độ rủi ro trong bảng

tổng hợp cho vay của một TCTD. Để phản ánh chất luợng tín dụng có rất nhiều

chỉ tiêu nhung có các chỉ tiêu chính nhu tỷ lệ nợ xấu trên tổng du nợ, tỷ lệ và cơ

cấu tài sản đảm bảo.

Chất luợng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng

nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng nói chung. Việc đảm bảo chất luợng tín

dụng của các khoản vay hiện tại cũng nhu tuơng lai giúp ngân hàng phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả.

Vì vậy, song song với việc mở rộng tín dụng ngân hàng luôn phải thực hiện giám sát, đảm bảo chất luợng cho từng khoản vay. Đạt đuợc những yêu cầu

về chất luợng tín dụng mới giúp cho việc mở rộng tín dụng có hiệu quả, đem lại

lợi nhuận cho ngân hàng. Nguợc lại, mở rộng tín dụng tràn lan, không đảm bảo

1.3.2.2. Mở rộng tín dụng phải đảm bảo năng lực quản trị điều hành

Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để ngân hàng có một chiến luợc kinh doanh đúng đắn trong dài hạn. Hiệu quả hoạt động

cao, có sự tăng truởng theo thời gian và khả năng vuợt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trị cao của ngân hàng.

Mở rộng tín dụng là một chiến luợc kinh doanh của nhà quản trị, đuợc sự

chỉ đạo hoạt động từ cấp quản trị tới toàn thể cán bộ trong ngân hàng. Vì vậy, nhà quản trị cần có đủ năng lực trình độ nhìn nhận mục tiêu phát triển cho ngân

hàng phải phù hợp với nguồn lực sẵn có của ngân hàng nhu: nguồn vốn huy động, cơ sở hạ tầng, trình độ cán bộ nhân viên., phù hợp với thực trạng nền kinh tế, với tiềm năng đối tuợng khách hàng..

1.3.2.3. Mở rộng tín dụng phải đảm bảo kiểm soát được rủi ro

Các ngân hàng luôn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro nhu: rủi ro tín dụng,

rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thị truờng, rủi ro tỷ giá.. Trong mọi truờng hợp ngân hàng đều phải quan tâm đến quản trị rủi ro vì nó là một trong những yếu tố hàng đầu giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo

hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động mở rộng tín dụng của ngân hàng luôn phải đảm bảo kiểm soát đuợc các loại rủi ro đó, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện hợp đồng tín dụng làm giảm giá trị tài sản có của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng phải đánh giá

đầy đủ và chính xác về uy tín, khả năng trả nợ của khách hàng.

1.3.2.4. Mở rộng tín dụng trong mối quan hệ với tổ chức tín dụng khác

Các NHTM tuy hoạt động độc lập nhung vẫn bị chi phối rất lớn từ hệ thống các ngân hàng và chịu sự quản lý trực tiếp từ NHNN. Vì vậy, mọi hoạt động của ngân hàng luôn phải xem xét trong mối tuơng quan của các ngân hàng

khác. Hoạt động của các NHTM vừa mang tính chất cạnh tranh, vừa mang tính hỗ trợ hợp tác, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, tránh rủi ro hệ thống. Bởi chỉ một ngân hàng xảy ra rủi ro thanh khoản sẽ kéo theo rủi ro cho toàn hệ thống. Vì vậy, mở rộng tín dụng nhưng các NHTM phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo các quyết định của NHNN.

Một phần của tài liệu 0127 giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 31)