Nhân tố từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu 0127 giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 33 - 39)

1.4.1.1. Chính sách tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản nhất, giữ vị trí quan trọng nhất và có quy mô lớn trong hoạt động của ngân hàng. Với tầm quan trọng và quy mô lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng là cơ sở cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tín dụng của một ngân hàng, và là tài liệu hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro và tăng khả năng sinh lời. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng: nhu cầu tín dụng của ngân hàng; khả năng sinh lời và

rủi ro tiềm ẩn của ngân hàng; các chính sách của Chính phủ và NHNN như chính sách ưu đãi, chính sách tỷ giá...; quy mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay mượn của ngân hàng, quy mô chủ sở hữu.

Mỗi ngân hàng tự xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng dựa trên những quy định của NHNN và tình hình thực tế của ngân hàng. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố liên quan đến lãi suất tín dụng, hạn mức tín dụng, phương thức tín dụng, tài sản đảm bảo. Mọi hoạt động tín dụng đều phải tuân theo chính sách tín dụng, do đó, nó có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Nếu tất cả các yếu tố thuộc chính sách tín dụng đều đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng sẽ thành công trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng. Vì vậy, để mở rộng hoạt động tín dụng thì ngân hàng phải xây dựng cho mình một chính sách tín dụng đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

1.4.1.2. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là việc quy định các bước cụ thể phải thực hiện trong quá trình tín dụng, từ khi nhận được hồ sơ xin vay của khách hàng cho đến khi thu hết nợ kết thúc hợp đồng. Do đó, để mở rộng và nâng cao chất lượng của khoản vay thì NH cần xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý sao cho vừa bảo đảm thực hiện món vay vừa an toàn khoản vay, tạo điều kiện thuận lợi cho KH tránh những thủ tục không cần thiết.

Quy trình tín dụng thường bao gồm 4 bước sau:

Bước 1. Thiết lập hồ sơ tín dụng

Hồ sơ tín dụng của một ngân hàng là tài liệu bằng văn bản, biểu hiện mối quan hệ tổng thể của ngân hàng với khách hàng vay vốn. Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào sự hoàn chỉnh và chính xác của hồ sơ tín dụng. Tùy thuộc vào từng loại cho vay và quy mô của các khoản cho vay mà

NHTM quy định về việc thiết lập bộ hồ sơ cho phù hợp. Bộ hồ sơ cho vay thường bao gồm các loại sau:

- Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp cho ngân hàng: bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn.

- Hồ sơ do ngân hàng lập: bao gồm các báo cáo thẩm định, tái thẩm định, các loại thông báo (như thông báo cho vay, thông báo từ chối cho vay, thông báo gia hạn nợ...), báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, báo cáo phân tích tình hình tài chính.

- Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập: hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay như hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản, hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

Bước 2. Phân tích trước khi cấp tín dụng

Mục tiêu kinh doanh hàng đầu của các NHTM là lợi nhuận, song trên con đường tìm kiếm lợi nhuận các ngân hàng luôn gặp phải một rào cản đó là rủi ro. Để hạn chế, phòng ngừa rủi ro các NHTM áp dụng nhiều biện pháp, trong đó cơ bản có vị trí quan trọng nhất là phải phân tích đánh giá toàn diện khách hàng trước khi cho vay. Nếu khách hàng được đánh giá là tốt như có đủ tư cách trong kinh doanh, có năng lực tài chính đảm bảo, có triển vọng. thì sẽ được ngân hàng xem xét cho vay. Ngược lại nếu khách hàng không đáp ứng được các điều kiện thì ngân hàng sẽ từ chối cho vay.

Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay. Nội dung phân tích bao gồm: đánh giá tài sản của khách hàng, đánh giá các khoản nợ, phân tích luồng tiền và các điều kiện kinh tế. Các tiêu chuẩn mà ngân hàng có thể sử dụng để phân tích đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng là các “tỷ lệ tài chính”. Ngân hàng thường sử

dụng các tỷ lệ đo thanh khoản, tỷ lệ đo khả năng tạo lợi nhuận, tỷ lệ đo khả năng tài trợ bằng vốn tự có, tỷ lệ đo rủi ro để đánh giá khách hàng.

Ngân hàng cũng cần quan tâm tới các yếu tố cấu thành nên tài sản của khách hàng như ngân quỹ, các chứng khoán có giá, hàng hoá trong kho, TS cố định... là những nguồn có thể dùng để trả nợ cho ngân hàng. Đối với các khoản nợ thì ngân hàng xem xét về thời gian của các khoản nợ đó, vị trí của ngân hàng trong danh sách chủ nợ vì nếu ngân hàng giữ vị trí quan trọng nhất thì sẽ dễ dàng thu được nợ hơn ở các vị trí khác. Ngoài ra, ngân hàng cũng xem xét các khoản nợ ưu đãi, nợ có đảm bảo và các loại nợ khác.

Bước 3. Quyết định cấp tín dụng

Kết quả của quá trình cấp tín dụng là đưa ra quyết định cho vay. Đối với các khoản vay nhỏ, ngân hàng thường giao quyền cho cán bộ tín dụng quyết định. Đối với các khoản vay lớn thuộc quyền phán quyết của hội đồng tín dụng thì trên cơ sở hồ sơ vay vốn và tờ trình của cán bộ tín dụng, hội đồng tín dụng xem xét để đưa ra quyết định cho vay hay không. Nếu yêu cầu vay vốn được chấp thuận thì cán bộ tín dụng cùng khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có). Nếu hồ sơ vay vốn bị từ chối thì phải thông báo cho khách hàng biết lý do.

Bước 4. Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay

Kèm theo việc cấp tín dụng, ngân hàng kiểm soát khách hàng: sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không, quá trình SXKD có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ. Quá trình này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho thấy chất lượng tín dụng đang được đảm bảo. Ngược lại, khi chất lượng khoản vay bị đe doạ, ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân, nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng. Ngân hàng có thể yêu cầu

khách hàng bổ sung TS thế chấp, giảm số tiền vay... khi thấy cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng. Tài trợ gắn liền với kiểm soát khách hàng giúp ngân hàng ngăn chặn các ý đồ sử dụng tiền vay không đúng mục đích của khách hàng. Đây cũng là quá trình ngân hàng thu thập thêm thông tin bổ sung cho các thông tin ở bước 1 và ra quyết định cụ thể nhằm ngăn chặn kịp thời các khoản tín dụng xấu.

Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết nợ gốc và lãi. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình nợ nần dây dưa, hoặc làm ăn yếu kém không còn phương cách cứu vãn, ngân hàng áp dụng phương án thanh lý, tức là sử dụng các biện pháp có thể được để thu hồi nợ, bao gồm phong toả và bán các TS thế chấp, phong tỏa và xử lý các khoản tiền gửi. Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính, song vẫn kiên quyết tìm cách khắc phục để trả nợ, ngân hàng thường áp dụng phương án khai thác, bao gồm gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm.

1.4.1.3. Chính sách lãi suất

Lãi suất mà ngân hàng đưa ra để cho vay chính là một phần chi phí của các doanh nghiệp vay vốn, là giá cả của khoản vay. Ngân hàng luôn xem xét để lãi suất cho vay bù đắp được chi phí từ tiền gửi từ nguồn vốn huy động, bù đắp được chi phí khác khi cho vay và đem lại lợi nhuận. Ngoài ra, lãi suất còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của dự án đầu tư. Vì vậy lãi suất là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đối với nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp nói riêng và các khách hàng vay vốn ngân hàng nói chung. Do đó, để mở rộng tín dụng thì các ngân hàng phải đưa ra được một chính sách lãi suất phù hợp với điều kiện phát triển trong từng giai đoạn, sao cho vừa bảo đảm được mục tiêu mà ngân hàng đề ra vừa khuyến khích được các khách hàng sử dụng vốn vay từ ngân hàng. Hiện nay, NHNN đã cho phép các NHTM được cho vay theo

lãi suất thoả thuận, do vậy các ngân hàng có thể sử dụng nó nhu một công cụ tốt để thu hút khách hàng. Chẳng hạn đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thuờng xuyên thì ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất thấp hơn mức bình thuờng. Việc sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt vừa thu hút đuợc khách hàng, đem lại lợi ích cho ngân hàng đồng thời nó cũng đem lại lợi ích cho nguời sử dụng vốn.

1.4.1.4. Các phương thức tín dụng

Hiện nay theo quy định của NHNN thì các NHTM đuợc áp dụng nhiều phuơng thức tín dụng đối với KH. Tuy nhiên trên thực tế thì các NHTM vẫn chua đa dạng hoá các hình thức tín dụng nhất là phuơng thức tín dụng theo hạn mức và cho thuê tài chính vẫn còn chua đuợc thực hiện rộng rãi. Việc mở rộng hơn nữa các hình thức tín dụng đối với khách hàng là cơ hội để ngân hàng có thể hạn chế rủi ro đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có thể tiếp cận đuợc nguồn vốn của ngân hàng.

1.4.1.5. Công tác huy động vốn

Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay, do vậy muốn thực hiện hoạt động cho vay thì truớc hết phải thực hiện huy động vốn. Ngân hàng muốn mở rộng và nâng cao chất luợng của khoản vay thì nguồn vốn mà ngân hàng huy động đuợc phải đủ lớn về số luợng và đảm bảo về chất luợng. Để huy động đuợc vốn lớn ngân hàng phải đa dạng hóa các hình thức huy động nhu: huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành các loại giấy tờ có giá...Nếu một ngân hàng huy động đuợc vốn lớn và lãi suất đầu vào thấp thì khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng đó sẽ cao. Huy động vốn là cơ sở hoạt động tín dụng đối với các thành phần kinh tế trong nền kinh tế.

1.4.1.6. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là nguời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và đánh giá đơn xin vay vốn. Vì vậy có thể nói trình độ cán bộ tín dụng quyết định rất lớn

trong việc đơn xin vay vốn có được chấp thuận hay không. Nếu cán bộ quá cứng nhắc sẽ không thu hút được khách hàng, khách hàng có thể chuyển sử dụng sản phẩm ngân hàng khác. Nếu cán bộ tín dụng lại quá tin tưởng khách hàng sẽ gây tổn thất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0127 giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 33 - 39)