Việt Nam
Để có thể giúp Chi nhánh khắc phục hạn chế, phát huy mặt mạnh để cùng Chi nhánh phát triển, NHNT Việt Nam có thể thực hiện một số vấn đề sau:
Lãi suất là một phạm trù kinh tế tổng hợp, chịu tác động của những nhân tố chủ yếu: quan hệ cung cầu về vốn, mức độ rủi ro, lạm phát, tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế, mức biến động của tỷ giá, lãi suất thị truờng quốc tế, chi phí quản lý kinh doanh của các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chính sách thuế của Nhà nuớc đối với tiền gửi dân cu và hoạt động tín dụng của ngân hàng. Lãi suất có ảnh huởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM. Lãi suất ngân hàng bao gồm lãi cho vay và lãi huy động. Có thể nói đây là công cụ quan trọng nhất để ngân hàng mở rộng hoạt động huy động vốn cũng nhu hoạt động cho vay. Tuy nhiên lãi suất cũng chính là công cụ khó điều chỉnh nhất. Một trong những điều quan tâm của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng là lãi suất bởi lãi suất ảnh huởng đến chi phí và qua đó ảnh huởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp. Trong khi đó, lãi suất cho vay lại ảnh huởng đến doanh thu của ngân hàng. Do đó, về cơ bản lợi ích của ngân hàng và khách hàng là trái nguợc nhau. Đồng thời, lãi suất của ngân hàng cũng phụ thuộc vào mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nuớc công bố trong từng thời kỳ. Vì vậy, mức lãi suất phải hợp lý, hình thành trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng, hài hòa lợi ích ngân hàng và khách hàng cũng nhu tuân thủ theo quy định pháp luật.
NHNT Việt Nam nên điều hành chính sách lãi suất một cách linh hoạt. Để có thể thực hiện đuợc điều đó, khi thực hiện chính sách lãi suất, NHNT Việt Nam cần chú ý tới một số vấn đề:
- Phân tích và đánh giá chính xác mức sinh lời của DN để từ đó xác định lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo đôi bên cùng có lợi.
- Nâng cao khả năng dự báo và thực hiện tốt vai trò tu vấn về lãi suất cho vay đối với khách hàng để giúp doanh nghiệp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho chính mình và cho cả Ngân hàng.
với các khách hàng gặp khó khăn trong khả năng của mình, qua đó hỗ trợ khách hàng phát triển bền vững và gắn bó với Ngân hàng.
- Phát huy vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong việc thực hiện chính sách lãi suất ổn định, đồng nhất, để vừa đảm bảo lợi ích kinh doanh của Ngân hàng vừa tránh những xáo trộn về mặt bằng lãi suất gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
S Xây dựng hoàn thiện quy trình, quy chế cấp tín dụng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Ban hành, hoàn thiện, thực hiện đồng bộ các văn bản về hoạt động kinh doanh, tỷ lệ cho vay an toàn, các quy định về tài sản đảm bảo, hình thức cho vay riêng của toàn hệ thống nhưng vẫn đảm bảo đúng theo chỉ đạo của NHNN nhằm tạo điều kiện cho Chi nhánh nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả.
S Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng:
Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng theo nghĩa rộng. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi quản lý tài sản cho vay. Để đảm bảo cho hệ thống thông tin của NHNT Việt Nam hoạt động có hiệu quả, là nơi tin cậy giúp các cán bộ tín dụng nắm được các thông tin cần thiết, NHNT Việt Nam cần kết nối với các hệ thống thông tin khác của NHNN, Bộ thương mại, Bộ công nghiệp... thu thập thông tin tín dụng toàn ngành NH và thông tin kinh tế khác; thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các chủ đầu tư; tổ chức dữ liệu trên cơ sở các chỉ tiêu tín dụng chuẩn hoá, cung cấp thông tin và các báo cáo ngược lại trên mạng Online cho tất cả các chi nhánh; xây dựng trang Web cung cấp thông tin tín dụng điện tử trực tuyến cho toàn hệ thống bao gồm: thông tin kinh tế, thông tin tổng hợp định kỳ, thông tin hoạt động tín dụng của khách hàng bất kỳ, thông tin xếp hạng tín dụng, thông tin hạn mức tín dụng.
S Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo với các Doanh nghiệp nhằm tìm hiểu nhu cầu, ưu thế cũng như khó khăn của doanh nghiệp.
S Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ tín dụng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
S Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh sai sót và phòng ngừa rủi ro.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Tóm lại chương 3 của luận văn đã nêu ra một số vấn đề chính sau:
- Nêu lên định hướng chính trong những năm tới của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
- Trên nền tảng những tồn tại và nguyên nhân phân tích ở chương 2, luận văn đã đưa ra những giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định để khắc phục những tồn tại này đồng thời cũng đề xuất những kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và NHTM CP Ngoại thương Việt Nam để cho việc mở rộng hoạt động tín dụng đạt được những kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Có thể nói ngành ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, các hoạt động của ngân hàng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ đời sống xã hội nuớc ta. Đặc biệt trong cơ chế thị truờng, giai đoạn buớc vào hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, hoạt động ngân hàng nếu không theo kịp các nuớc trong khu vực sẽ bị tụt hậu ảnh huởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.Từ khi đất nuớc đổi mới, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị truờng định huớng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế đuợc phép tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, thì nền kinh tế nuớc ta đã đạt đuợc những thành tựu to lớn, trong thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống ngân hàng với tu cách là nguời cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Dù mới thành lập trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác trên địa bàn, Vietcombank Nam Định vẫn đang ngày càng khẳng định đuợc vị trí của mình. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng có sự tăng truởng. Tuy nhiên hiện nay thị phần của Chi nhánh vẫn còn khá khiêm tốn, số luợng khách hàng mới còn ít. Do đó, việc mở rộng hoạt động tín dụng trở thành yêu cầu cấp thiết không chỉ giúp Chi nhánh tăng lợi nhuận mà còn tăng tính cạnh tranh trến thị truờng.
Dựa trên những cơ sở lý luận mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM luận văn đã đi vào nghiên cứu phân tích thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP Ngoại Thuơng Việt Nam Chi nhánh Nam Định, đua ra đuợc những uu điểm và hạn chế cần khắc phục. Từ đó đua ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động TD tại NHNT CN Nam Định.
Tuy nhiên với trình độ nhận thức của bản thân còn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi những hạn chế. Tác giả rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy cô giáo để luận văn đuợc hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Cox (1997): Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội
2. Frederic S. Mishkin (1991): Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học kỹ thuật, Hà nội.
3. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
5. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2012, 2013, 2014), Báo cáo thường niên, Hà nội.
6. Báo cáo hoạt động kinh doanh trong các năm 2012, 2013, 2014 của Vietcombank Nam Định
7. Cao Sỹ Kiêm (1995), Đổi mới chính sách tiền tệ - tín dụng - ngân hàng trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội.
8. Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà nội.
9. Quốc hội (1997), Luật các tổ chức tín dụng.
10. Nguyễn Quốc Việt (1995), Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội