Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu 0127 giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 79 - 84)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Thời gian qua, mặc dù Chi nhánh đã đưa ra các gói tín dụng hỗ trợ lãi suất kèm theo nhiều sản phẩm cho vay, cải tiến thủ tục, quy trình,... với quyết tâm giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho người vay. Tuy nhiên việc tìm kiếm khách hàng vay đúng chuẩn mực, phương án (PA)/dự án (DA) vay tốt vẫn là điều gian nan. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong khủng hoảng, khát vốn nhưng khó tiếp cận được vốn vay Ngân hàng. Chi nhánh rất muốn cho vay nhưng khó lòng giải ngân đúng chuẩn mực tín dụng bởi khách hàng không đủ điều kiện cho vay. Trong khi rào cản nợ xấu khiến Chi nhánh phải đưa ra điều kiện cho vay chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, trong thực tế do thiếu kỹ năng cơ bản về một phương án SXKD, đặc biệt là việc tính toán các chỉ tiêu tài chính và khả năng phân tích thị trường nên nhiều KH không viết được một đề án SXKD đáp ứng được các yêu cầu của NH để được chấp thuận vay vốn.

- Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo thấp. Với mục tiêu hạn chế rủi ro, Chi nhánh hầu hết đều yêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Đối với tài sản đảm bảo bằng bất động sản thường định giá theo giá Nhà nước, có giá trị thấp. Đồng thời tỷ lệ cho vay trên TSĐB không cao nên đôi khi không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Đối tượng KH rất đa dạng, nhất là các DNVVN lại kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực, cán bộ tín dụng khó có thể nắm hết được tình hình chung trong tất cả các lĩnh vực đó, gây nhiều khó khăn cho công tác thẩm định.

- Đội ngũ cán bộ tuy trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá, đuợc giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp song do tuổi đời còn khá trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng để phát triển KH mới còn hạn chế. Việc quan hệ, tiếp cận với KH vẫn còn chua thật sự chuyên nghiệp, thời gian để tạo dựng đuợc sự tin tuởng và quan hệ thân thiết với khách hàng còn lâu. Từ đó khó lòng khai thác đuợc thông tin từ phía KH để đua ra những chính sách về cho vay và thu nợ một cách hợp lý.

- Hoạt động Marketing của Chi nhánh vẫn còn yêú, chua quảng bá sâu rộng đến từng thành phần khách hàng các sản phẩm cho vay với nhiều mức lãi suất uu đãi khác nhau. Vì thế mà những khách hàng có nhu cầu vay thực sự lại không biết đến các sản phẩm của ngân hàng, không tiếp cận đuợc với vốn của ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh chua thực sự chú ý đến công tác này nhu: chính sách sản phẩm còn đơn điệu, chua có chiến luợc khách hàng cụ thể, hoạt động chăm sóc khách hàng cũng nhu bộ phận nghiên cứu về thông tin thị truờng hoạt động còn chua ổn định và hiệu quả.

2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía Khách hàng

- Số liệu trong báo cáo tài chính của DN (nhiều nhất là DNVVN) thuờng không trung thực và thiếu minh bạch. Số liệu thiếu thống nhất, chua theo kịp các chuẩn mực quốc tế đang là rào cản lớn đối với DN khi tiếp cận vốn từ NHTM.

Theo quy định của Việt Nam hiện nay, các DN, tổ chức thực hiện vay vốn NH thì đuợc kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng. Tuy nhiên, phần lớn các DNVVN đều không kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Nếu các NHTM yêu cầu DN kiểm toán báo cáo tài chính thì trở thành một rào cản và tăng chi phí cho các DN. Luật hiện hành không có chế tài đủ mạnh để bảo đảm các quy định về thông tin báo cáo tài chính đuợc thực thi một cách nghiêm túc. Bởi chế tài quá nhẹ, không đủ sức răn đe nên nhiều nhà

lãnh đạo điều hành DN đã không ngần ngại bóp méo thông tin báo cáo tài chính. Do đó, nếu DN không cải thiện chất lượng thông tin báo cáo tài chính, thì việc tiếp cận vốn các NHTM sẽ gặp khó khăn.

- Hiện tượng trốn thuế của các DN đang phổ biến tại Việt Nam, hầu như các DN đều lách luật, cố ý hạch toán tăng chi phí không thực tế trong hoạt động kinh doanh theo qui định để lợi nhuận trước thuế giảm tới mức tối thiểu hoặc thậm chí là âm, làm cho kết quả kinh doanh của DN trở nên tồi tệ có chủ ý của DN. Điều này vô hình chung, khi DN có nhu cầu vay vốn các NHTM, các NHTM xem xét các kết quả kinh doanh của DN và tính toán các chỉ tiêu trên kết quả kinh doanh của DN để phân loại, đánh giá, xếp loại KH thì dĩ nhiên đánh giá là hiệu quả thấp. Do đó, nếu DN đã chủ ý trốn thuế thì khó tiếp cận vốn của các NHTM.

- Các DN khi vay vốn các NHTM thường thiếu TSBĐ theo quy định. Trong khi đó, hiện nay hầu hết các khoản vay CN đều yêu cầu TSBĐ nhằm mục tiêu hạn chế tối đa rủi ro trong điều kiện thị trường biến động phức tạp.

- Khách hàng doanh nghiệp còn thiếu các DA khả thi về mặt kỹ thuật, thiếu nhân lực đủ tầm để lập các DA khả thi vay vốn và cũng có doanh nghiệp coi nhẹ khâu này. Nhiều doanh nghiệp chưa chứng minh được năng lực sản xuất, tài chính đủ điều kiện vay vốn hay không, nhất là điều kiện vốn tự có tham gia dự án, nhiều dự án thiếu tính khả thi hoặc không chứng minh được điều kiện đủ để thực hiện dự án, nhất là ở phương diện thị trường và tài chính.

- Trình độ quản trị DN của nhiều chủ DN còn hết sức hạn chế. Phần lớn các

chủ DN đều chưa được đào tạo về công tác quản lý DN và chủ yếu điều hành theo

kinh nghiệm. Điều này được thể hiện rõ qua việc một tỷ lệ lớn chủ DN đều không

thể viết được một đề án SXKD đáp ứng yêu cầu của NH để được chấp nhận vay vốn. Trình độ quản trị DN yếu kém, các kế hoạch SXKD thiếu khả thi là những

nguyên nhân cơ bản dẫn đến các NH từ chối cho vay các DNVVN.

- Bên cạnh đó nhu cầu vay vốn của các DN trong một hai năm gần đây giảm sút một cách rõ rệt do tình hình khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế. Các DN thu hẹp lại hoạt động SXKD của mình chính vì thế mà nhu cầu vay vốn của các DN cũng giảm.

2.3.3.3. Những hạn chế từ môi trường vĩ mô

Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã trải qua giai đoạn hết sức khó khăn. Suy giảm kinh tế, lãi

suất tăng cao, lạm phát.. .đẩy một loạt các doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Nợ xấu tăng cao đặc biệt là các khoản tín dụng về bất động sản nên dòng tín dụng bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ đuợc vốn. Vì vậy, dù lãi suất đã hạ,

nhiều gói uu đãi đuợc thiết kế, song không thể giải quyết đuợc nên việc mở rộng tín dụng gắn với nâng cao chất luợng khoản vay vẫn rất khó khăn.

Tiến trình cổ phần hóa hết sức chậm chạp, nhiều trở ngại và thách thức quá lớn khiến cho không chỉ làm giảm các động lực và quyết tâm ban đầu mà còn làm biến dạng các ý định tái cấu trúc ban đầu. Việc thoái vốn thì ì ạch vì thị truờng bất động sản, thị truờng chứng khoán đều đi xuống. Thoái vốn còn theo tu duy bán để cắt lỗ, chứ không phải là để phân bổ lại nguồn lực. Vì thế, không những không thực hiện đuợc chức năng là “lực đẩy” cho phát triển kinh tế mà còn ảnh huởng lớn tới hoạt động kinh doanh NH, bởi đây là đối tuợng KH rất lớn của các NHTM, là nơi hấp thụ vốn của nền kinh tế và cũng là nơi tạo ra của cải vật chất cho xã hội nên tháo gỡ nút thắt từ phía DNNN đuợc coi mà giải pháp quan trọng để cải thiện hoạt động tín dụng.

Hệ thống chính sách và pháp luật hiện hành vẫn còn thiếu tính đồng bộ nhất quán và kém hoàn thiện. Chúng vẫn chua tạo ra môi truờng hoạt động thông thoáng và bình đẳng cho mọi loại hình DN, chua khuyến khích

các DN hoạt động SXKD có hiệu quả và nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật, đặc biệt là chính sách đất đai thuế khoá, tín dụng và xuất nhập khẩu...

Những vấn đề về pháp luật ban hành còn chậm trễ trong việc triển khai, còn nhiều bất cập và chồng chéo khiến các cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong việc cấp tín dụng, xử lý TSĐB.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Tóm lại, chuơng 2 đã nêu khái quát đuợc thực trạng hoạt động tín dụng tại NHTM CP Ngoại Thuơng Việt Nam chi nhánh Nam Định trong các năm 2012, 2013, 2014 và đến tháng 6 năm 2015. Trên cơ sở đó đã đua ra những phân tích, đánh giá, chỉ ra đuợc những kết quả Chi nhánh đã đạt đuợc và những hạn chế cũng nhu nguyên nhân của những hạn chế đó.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu 0127 giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh nam định luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w