Ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu xúc tác cho quá trình điện phân nước nói chung và xúc tác điện hóa cho quá trình khử proton nói riêng còn tương đối mới. Theo tìm hiểu của chúng tôi, công trình đầu tiên về lĩnh vực này tại Việt Nam được công bố vào năm 2015 do nhóm nghiên cứu của TS. Nguyen Du Huy tại Trường Đại học Khoa học- ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, trên tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology [19]. Trong nghiên cứu này, các hạt nano Pt được mang lên vật liệu Carbon xốp vulcan XC-72R hình thành vật liệu xúc tác Pt/vulcan XC-72R, ứng dụng làm catot trong thiết bị điện phân nước dùng màng trao đổi proton (PEM). Sau đó, đặc biệt là từ năm 2018 tới nay, số lượng các nghiên cứu về xúc tác cho quá trình khử proton của các nhà khoa học nước ta đã tăng nhanh. Một số nhóm nghiên cứu về lĩnh vực này đã được hình thành tại các Viện nghiên cứu và các trường đại học trên phạm vi cả nước.
Tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), nhóm nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Quang Liêm (Viện Khoa học Vật liệu, IMS) công bố các nghiên cứu về xúc tác quang hóa và xúc tác điện hóa cho quá trình điện phân và quang điện phân nước: Cu2O [20], MoS2 – graphen- Cu2O [21], CuO - CuO/TiO2 [22]. Nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Trần Đình Phong tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) công bố các nghiên cứu vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở sulfide và selenide của kim loại chuyển tiếp như: MoSx [23-24], MoS2 [25-27] , MoSey [28], MoSe2 [29], FeMoSx [30], Cu2MoS4 [31-32], ….
Trong vài năm trở lại đây, Viện nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao- Trường Đại học Duy Tân đã có nhiều công bố về vật liệu làm xúc tác khử proton. Các nghiên cứu của Viện tập trung chế tạo vật liệu xúc tác cho quá trình khử proton trên cơ sở các hợp chất của Photpho như: Zn-Ni-P [33], MnP- MoP [34], Zn-Co-P [35], Ni2P [36], …. Ngoài ra, một số xúc tác khác trên cơ sở selenide như MoSe2- GO/rGO [37], composite Ni3Se4@MoSe2 [38], .... cũng đã được nghiên cứu.
Tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TPHCM), nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Phan Bách Thắng-Trung tâm nghiên cứu Vật liệu cấu trúc nano
24
phân tử đã tổng hợp xúc tác khử proton trên cơ sở kết hợp nano kim loại nhóm Pt với các vật liệu khung cơ kim. Cụ thể, hoạt tính xúc tác HER của các hạt nano Pd đã được cải thiện đáng kể khi gắn lên khung cơ kim VNU1 [39]. Nhóm nghiên cứu của TS. Phạm Văn Việt tại Đại học Khoa học Tự nhiên cũng đã nghiên cứu chế tạo vật liệu TiO2 cấu trúc dạng ống, kích thước nano làm xúc tác cho quá trình khử proton [40].