Phức[Mo3Se13]2- có cấu trúc tương tự [Mo3S13]2-. Nó được cấu tạo bởi 3 tâm MoIV, mỗi tâm phối trí với một phối tử selenide Se2- ở vị trí apical, 3 phối tử diselenide Se22- ở vị trí bridging và terminal [144]. Phổ dao động Raman lí thuyết của các đồng phân bền nhất có thể tồn tại của phức [Mo3Se13]2-, được kí hiệu là “iso A”, “iso B” và “iso C” theo thứ tự tăng dần về năng lượng của chúng, được xây dựng. Nghiên cứu này được thực hiện qua hợp tác với nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng tại Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hình 3.16 cho thấy các phổ lí thuyết này cùng với phổ thực nghiệm đo được trên bột nano MoSe(b) sử dụng laser 532 nm kích thích dao động. Có thể thấy, phổ thực nghiệm gần như trùng khớp với phổ lí thuyết của đồng phân “iso A”, là đồng phân có năng lượng thấp nhất. Kết quả này giúp kết luận một cách thuyết phục vật liệu vô định hình MoSe có cấu trúc dạng polymer vô cơ, tạo bởi đơn vị cấu trúc [Mo3Se13]2- (hình 3.17). Với kết quả hiện có, chúng tôi không loại trừ khả năng tồn tại các đơn vị cấu trúc chỉ gồm một hoặc hai nguyên tử Mo (dạng [Mo] hoặc [Mo2]). Có thể do sự có mặt của các vị trí sai hỏng cấu trúc này đã dẫn đến tỉ lệ Mo: Se trong MoSe(b) (1: 3,5), sai lệch so với trong chuỗi polymer hoàn chỉnh (Mo3Se11)n (1: 3,7).
72
Hình 3.16. Phổ Raman của mẫu MoSe(b) thu được bằng thực nghiệm, các điểm đánh dầu màu đỏ thể hiện các kết quả trùng khớp với phổ Raman thu được bằng tính toán mật độ hàm theo mô hình A (trên cùng); phổ tính toán lí thuyết với các
đồng phân bền A, B, C của [Mo3S13]2- (lần lượt từ trên xuống dưới)
Hình 3.17. Mô hình cấu trúc dạng polymer vô cơ của MoSe (màu xanh: Mo, màu vàng: Se, màu đỏ: O)
73