Cơ cấu NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 54)

2.2.1 Cơ cấu lao động theo vị trí công việc

Xu hướng tăng (giảm) NNL giai đoạn 2016-2018

Năm Năm Năm Năm ∆ 2017/2016 ∆ 2018/2017

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số người (%) Số người (%)

CBCCVC tuyển mới 3 4 6 1 33 2 50 CBCCVC nghỉ hưu 2 3 6 1 50 3 100 CBCCVC luân chuyển nội bộ 5 8 12 3 60 4 50

Nguồn: Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai

Nhận xét: Theo bảng 2.1 trên tác giả nhận thấy NNL của Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai không có biến động nhiều tỉ lệ tuyển dụng mới năm 2017 tăng 33% so với năm 2016 tương ứng tuyển mới 1 CBCCVC, năm 2018 tỷ lệ tuyển dụng tăng 50 % so với năm 2017 tương ứng 2 CBCCVC trong khi đó tỷ lệ CBCCVC nghỉ hưu năm 2018 là 6 CBCCVC.

Trong giai đoạn trên tác giả ghi nhận không có CBCCVC nghỉ việc nhưng tỷ lệ luân chuyển cán bộ tương đối lớn cụ thể năm 2017 luân chuyên 8 CBCCVC thì đến năm 2018 thì luân chuyển là 12 CBCCVC. Việc luân chuyển này chủ yếu là luân chuyển và điều động, việc luân chuyển giúp CBCCVC làm việc đúng theo khả đồng thời sắp xếp lại CBCC làm việc theo vị trí việc làm đang xây dựng.

Tính đến năm 2019 Khối quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và PTNT

Đồng Nai có tổng số CCVC là 122 người (92 công chức, 30 viên chức). Được thể hiện tóm tắt trong Bảng 2.2

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp cơ cấu nguồn lao động theo vị trí việc làm

Tiêu thức Tần số Tỷ trọng(%) Giới tính Nữ 66 54,10% Nam 56 45.90% Độ tuổi 20-30 20 16,39% 31-40 64 52,46% >40 38 31,15%

Vị trí làm việc hiện tại

Cán bộ quản lý 22 18,03%

Công chức 70 57,38%

Thâm niên công tác <5 năm 25 20,49% 5-10 năm 52 42,62% >10 năm 45 36,89% Trình độ học vấn Trung cấp 6 4,92% Cao đẳng 12 9,84% Đại học 84 68,85% Sau đại học 20 16,39% Thu nhập bình quân <4 triệu 43 35,25% Từ 4 - 8 triệu 69 56,56% > 8 triệu 10 8,20%

Nguồn: Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai

2.2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính

Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động theo giới tính

Nhận xét: Qua biểu đồ 2.1 tác giả nhận thấy tỷ lệ CBCCVC trong Sở không có sự chênh lệch, tỷ lệ lao động nam chiếm 46% tương ứng 56 người, tỷ lệ lao động nữ chiếm 54% tương đương với 66 người điều này cho thấy hiện nay NNL trong đơn vị đang cân đối và số lao động nữ này tập trung công tác tại các phòng chuyên môn thuộc bộ phận quản lý, theo dõi, tổng hợp.

2.2.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi

54% 46% Nữ Nam 17% 52% 31% 20-30 tuổi 31-40 tuổi >40 tuổi

Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Nhận xét: Qua biểu đồ 2.2 tác giả nhận thấy số CBCCVC từ 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 52% tương đương 64 người, một tỷ lệ tương đối cao, điều này phù hợp vì theo quy định hiện hành của nhà nước là tinh gọn bộ máy, cắt giảm biên chế, do vậy hạn chế tuyển mới nhân viên.

Số CBCCVC trên 40 tuổi chiếm 31% tương ứng 38 người do có thâm niên công tác lâu năm trong , số lượng CBCCVC tuổi từ 20-30 chiếm 17% tương ứng 20 người để chủ yếu công tác tại 02 Trung tâm (đơn vị sự nghiệp trực thuộc ).

2.2.4 Cơ cấu về vị trí việc làm

Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu lao động về vị trí việc làm

Nhận xét: Qua biểu đồ 2.3 tác giả nhận thấy cơ cấu vị trí việc làm chủ yếu là công chức chiếm 57% tương ứng 70 người, điều này hợp lý vì Sở là một đơn vị quản lý hành chính trực thuộc UBND tỉnh, nhân sự được tuyển lựa dựa trên các quy định của nhà nước.

Về cán bộ quản lý của Sở chiếm 18% tương ứng là 22 người, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ được giao, số lượng lãnh đạo giữ chức vụ quản lý đúng và đủ số lượng theo tiêu chuẩn quy định của cấp trên .

Còn lại 25% là viên chức tương ứng 30 người, chủ yếu làm việc tại các Trung tâm đơn vị sự nghiệp của Sở.

18% 57% 25% Cán bộ quản lý Công chức Viên chức

2.2.5 Cơ cấu về thâm niên công tác

Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác

Nhận xét: Qua biểu đồ 2.4 tác giả nhận thấy do chế độ tuyển dụng lâu dài và biên chế theo quy định, nên tiêu chí lao động theo thâm niên công tác là một trong những tiêu chí quan trọng để xem xét đề bạt cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong hầu hết các cơ quan trong khối hành chính nhà nước, lực lượng lao động có thể chia làm 3 thế hệ về thâm niên công tác.

Những cán bộ có thêm niên công tác chia làm 3 mức: dưới 5 năm chiếm 20%; từ 5-10 năm chiếm 43%; trên 10 năm chiếm 37%.

Nhìn chung, số CBCCVC có tuổi đời trẻ và thâm niên công tác ít. Điều này cũng là thế mạnh ở chỗ cán bộ trẻ thường năng động, sáng tạo, dễ có điều kiện cập nhật kiến thức, thông tin mới. Song cũng có mặt hạn chế là kinh nghiệm công tác chưa nhiều nên cần phải có ý thức tích lũy kinh nghiệm.

2.2.6 Cơ cấu về trình độ học vấn

Trình độ đào tạo cũng là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến khả năng bố trí công việc, cũng như việc đánh giá chất lượng hoàn thành công việc của CBCCVC tại Sở. 20% 43% 37% <5 năm 5-10 năm >10 năm

Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu lao động về trình độ học vấn

Nhận xét: Qua biểu đồ 2.5 tác giả nhận thấy số lượng CBCCVC có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ rất thấp là do tất cả các vị trí công tác hiện nay tại Sở đều đòi hỏi trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, còn lại một vị trí trung cấp văn thư lưu trữ và một số cán bộ tại các trung tâm của Sở và một số trường hợp đang học đại học theo yêu cầu chuẩn hóa cán bộ.

Tính đến năm 2019, có 20 CBCCVC trình độ sau đại học (chiếm 16%), 84 CBCCVC trình độ đại học (chiếm 69%), 18 CBCCVC trình độ trung cấp, cao đẳng (chiếm 15%).

Do nhu cầu nguồn lực chất lượng cao để đáp ứng công cuộc phát triên kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì số lượng NNL có trình độ cao của Sở là phù hợp với yêu cầu hiện nay.

2.3. Phân tích thực trạng quản trị NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai

2.3.1 Phân tích thực trạng công tác thu hút NNL

2.3.1.1 Công tác hoạch định NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai

Một là, công tác hoạch định NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai căn cứ trên kế hoạch phát triển NNL của UBND tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn định hướng phát triển NNL giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

Hai là, định kỳ 06 tháng, một năm, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai đều có báo cáo gửi Sở Nội vụ tổng hợp tình hình cập nhật biến động nhân sự trên địa bàn tỉnh (đối tượng đến tuổi nghỉ hưu, chỉ tiêu biên chế mỗi năm, nhu cầu nhân sự tại các Sở ban ngành còn thiếu) và tham mưu xây dựng kế hoạch nhân sự (gồm cả biên chế và hợp đồng) trong mỗi năm kế tiếp trên cơ sở căn cứ các văn bản quy

5% 10% 69% 16% Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

phạm pháp luật quy định việc điều chỉnh công tác tuyển dụng CBCCVC sau đó trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, ra quyết định.

Vì thế qua khảo sát ý kiến chuyên gia tác giả nhận thấy việc hoạch định này hiện nay Sở đã làm tốt và thực hiện đúng theo quy định.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai có quyền tuyển thêm ngoài định biên dưới hình thức hợp đồng nhưng cũng phải cân đối mức chi tiêu nội bộ để có kế hoạch trả lương mà vẫn đảm bảo các hoạt động thường xuyên tại Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai.

2.3.1.2 Công tác phân tích công việc tại Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai Một là Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Hai là Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai phải tự phân tích công việc của mình theo chức năng, nhiệm vụ, Văn phòng sở và các phòng chuyên môn xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc đây là cơ sở để tuyển chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng và đánh giá mức độ hoàn thành và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Tuy nhiên qua khảo sát của tác giả hiện nay công tác này chưa được quan tâm và thực hiện đúng mức, chỉ nêu lên quyền và trách nhiệm của một số vị trí nhất định chứ chưa thực hiện công tác phân tích công việc một cách đầy đủ.

Điều này một phần xuất phát từ quan niệm cho rằng tính chất công việc của khối CQHC nhà nước là rất đơn giản, rập khuôn theo kiểu “trăm hay không bằng tay quen” cho nên ai cũng có thể thực hiện công việc sau một thời gian được hướng dẫn, kèm cặp. Do đó, việc sở hành tiêu chuẩn công việc chưa được chú trọng chưa thực hiện tốt theo quy định.

2.3.1.3 Quá trình tuyển dụng nhân sự tại Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai Nai

Về công tác tuyển dụng CBCCVC tại Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai hàng năm căn cứ vào hướng dẫn của Sở Nội vụ và căn cứ vào định mức biên chế của Sở được phân bổ.

Văn phòng phối hợp phòng chuyên môn tham mưu cho Lãnh đạo sở các vị trí việc làm cần tuyển dụng để bổ sung thay thế do NNL nghỉ hưu, chuyển công tác, để báo cáo nhu cầu về Sở Nội vụ tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh.

Về nguồn tuyển dụng của Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai:

- CBCCVC xin thuyên chuyển vị trí việc làm từ cơ quan, đơn vị khác có vị trí việc làm phù hợp với VTVL cần tuyển.

- CBCCVC thi tuyển và được bổ nhiệm hàng năm do tỉnh tổ chức (đối tượng dự thi Căn cứ Luật Cán bộ, Công chức và các văn bản hướng dẫn về tuyển dụng công chức hiện hành).

- CBCCVC được đặc cách xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển theo quy định.

Qua phân tích tác giả nhận thấy các năm qua Văn phòng chuyên môn đã tham mưu và thực hiện theo hướng dẫn của Sở Nội vụ làm tốt công tác rà soát các VTVL để lập danh sách tổng hợp trình lãnh đạo Sở, để báo cáo nhu cầu về Sở Nội vụ tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh.

Các thông tin liên quan đến kỳ thi được Hội đồng tuyển dụng thường xuyên cập nhật trên website của tỉnh nên tạo thuận lợi cho các thí sinh có nhu cầu có thể tra cứu kịp thời về kỳ thi;

2.3.1.4 Kết quả khảo sát ý kiến thu hút NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai

Phân tích thực trạng quản trị NNL của Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai nhằm đánh giá được những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong này và làm cơ sở đề xuất những giải pháp hoàn thiện trong tương lai. Việc đánh giá thực trạng được dựa trên dữ liệu trong quá khứ được thu thập tại Văn phòng Sở và dữ liệu được thu thập từ việc khảo sát 122 người CBCCVC ở các phòng chuyên môn, bộ phận và thu về được 112 phiếu, đạt tỷ lệ 85,6% tổng số phiếu phát ra. Tuy nhiên, trong 112 phiếu thu về có 12 phiếu không hợp lệ (chiếm 18,9%) nên chỉ có 100 phiếu hợp lệ (chiếm 81,1%) được dùng để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này. Nội dung của Bảng câu hỏi khảo sát được thể hiện trong Phụ lục 1 và việc mã hóa dữ liệu được thể hiện trong Phụ lục 2; trong nghiên cứu này, tác giả dùng tổng cộng 6 biến định tính và 25 biến định lượng. Theo đó, đặc điểm về giới tính, độ tuổi, vị

trí làm việc hiện tại, thời gian làm ở , trình độ học vấn và mức thu nhập bình quân hàng tháng của đối tượng được khảo sát được thể hiện trong Phụ lục 3. Nội dung chi tiết của các bảng phân tích từ SPSS được trình bày trong Phụ lục 4.Căn cứ bảng khảo sát ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức về công tác thu hút nguồn nhân lực tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai theo nội dung tại phụ lục số 3 tác giả tiến hành phân tích đánh giá:

- Đánh giá tình hình tuyển dụng nhân sự qua phiếu khảo sát

Bảng 2.3 Ý kiến đánh giá về công tác thu hút nguồn nhân lực

STT Nội dung phát biểu Mức độ đồng ý

Giá trị trung bình I CÔNG TÁC THU HÚT NNL (TH) Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Ðồng ý Hoàn toàn đồng ý

TH1 Thông tin tuyển dụng được

thông báo rộng rãi.

5 11 26 51 7 3.44 5% 11% 26% 51% 7% TH2 Cán bộ phỏng vấn có trình độ chuyên môn tốt. 2 7 36 37 18 3.61 2% 7% 36% 37% 18% TH3 Cán bộ phỏng vấn làm việc một cách chuyên nghiệp. 2 10 32 42 14 3.56 2% 10% 32% 42% 14%

STT Nội dung phát biểu Mức độ đồng ý Giá trị trung bình I CÔNG TÁC THU HÚT NNL (TH) Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Ðồng ý Hoàn toàn đồng ý thực hiện công bằng 2% 16% 32% 38% 12%

TH5 Kết quả tuyển dụng minh

bạch, đáng tin cậy.

2 2 14 36 46

4.26

2% 2% 14% 36% 46%

Giá trị trung bình 3.53

Nguồn: Phân tích của tác giả từ kết quả khảo sát - Nhận xét: Theo kết quả khảo sát tại bảng 2.3 tác giả nhận thấy quan sát TH5 (Kết quả tuyển dụng minh bạch, đáng tin cậy) có giá trị trung bình cao nhất là 4.26 trong đó số ý kiến hoàn toàn đồng ý chiếm 47% tương ứng là 47 người, và số người đồng ý là 36% tương ứng với 36 người; tiếp theo quan sát TH2 (Cán bộ phỏng vấn có trình độ chuyên môn tốt) có giá trị trung bình là 3.61 trong đó có 73 người tương ứng 73% người trả lời chọn là không ý kiến đến đồng ý; các biến tiếp theo có giá trị trung bình tương đối khả quan, cụ thể: TH3 (Cán bộ phỏng vấn làm việc một cách chuyên nghiệp) là 3.56; TH1 (Thông tin tuyển dụng được thông báo rộng rãi) là 3.44; TH4 (Quá trình tuyển dụng được thực hiện công bằng) là 3.42. Qua kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy công tác thu hút NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT có giá trị trung bình là 3.53 là tương đối tốt đáp ứng được chất lượng và yêu cầu của người dự tuyển. Đảm bảo việc tuyển dụng đúng theo quy định hiện hành.

- Đánh giá công tác tuyển dụng thông qua chỉ số KPI

Căn cứ theo nội dung khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và ghi chép của tác giả tiến hành đánh giá các chỉ số KPI cho chức năng thu hút NNL thông qua một số chỉ tiêu về tuyển dụng như Bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4 Đánh giá công tác tuyển dụng theo chỉ số KPI

Nội dung đánh giá Chỉ tiêu KPI đánh giá Tiêu chuẩn đánh giá theo KPI

Kết quả

Tỷ lệ hồ sơ nộp tham gia tuyển dụng

Tổng số hồ sơ/nhu cầu

tuyển dụng Đạt hồ sơ 100 %

32/4 800%

KPI đánh giá thời gian trung bình từ ngày ra thông báo

tuyển dụng CBCCVC tới ngày nhận được CBCCVC vào làm việc CBCCVC có trình ĐH trở lên. Tốt: <= 35 ngày, Trung bình: 40 - 50 ngày, Kém

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)