Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu tạo ra định hướng và tăng ý nghĩa công việc ngay cả những công việc vốn lặp đi lặp lại.
Xây dựng quy định, quy trình cụ thể trong công tác điều động, đề bạt.
Dự kiến kết quả đạt được
Sự động viên, khen thưởng sẽ giúp cho người lao động hiểu được các giá trị mà mình đã mang lại cho đơn vị.
Giúp CBCCVC phát huy nguồn sáng tạo, luôn tạo điều kiện để họ có được sự vui vẻ, say mê khi làm việc để không ngừng có được những suy nghĩ sáng tạo trong lao động của mình và cảm thấy có được sự quan tâm của lãnh đạo. Từ đó, sẽ tự suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đơn vị và sẽ ra sức lao động, thực hiện vượt mức các chỉ tiêu mà đơn vị đã giao phó.
Biện pháp thực hiện
Thứ nhất căn cứ vào kết quả đánh giá năng lực CBCCVC và kết quả đánh giá
thực hiện công việc của CBCCVC, lãnh đạo các phòng chuyên môn có phương án
lựa chọn, sử dụng và bố trí nhân sự có thể đảm đương ngay vị trí lãnh đạo, quản lý khi có nhu cầu. Trong đó, công tác chuẩn bị nguồn CBCCVC quy hoạch là cực kỳ quan trọng vì ngoài năng lực và phẩm chất cá nhân, CBCCVC làm công tác lãnh đạo cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, chính trị và trải nghiệm qua thực tiễn để có chiều hướng và triển vọng phát triển tốt hơn, đáp ứng tối đa yêu cầu trong quản lý, điều hành.
Thứ hai quy hoạch CBCCVC phải đảm bảo phương châm “mở” và “động”.
Quyhoạch “mở” là một chức danh cần quy hoạch nhiều người và một người có thể
quy hoạch vào một số chức danh; không khép kín trong từng phòng chuyên môn, cơ quan, đơn vị. Quy hoạch “động” là quy hoạch được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm theo chiều hướng phát triển của CBCCVC; đưa ra khỏi quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển, không đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, đồng thời bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, có triển vọng phát triển tốt.