Ảnh hưởng các yếu tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 75)

Yếu tố kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) ước tính năm 2018 đạt 132.075 tỷ đồng (giá so sánh 2014), bằng 4,6% so với cả nước, bằng 17,9% so với thành phố Hồ Chí Minh và bằng 105,9% so với Bình Dương.Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vài năm qua, nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần của CBCCVC ngày càng tăng, trong khi đó thu nhập tiền lương tăng không tương ứng

ảnh hưởng đến mức sống, tâm lý của CBCCVC. Chính vì vậy, Nhà nước đang phải đối mặt với áp lực tăng lương cho CBCCVC trong thời gian tới. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, đã tạo động lực cho CBCCVC phải tự hoàn thiện bản thân về trình độ, kiến thức chuyên môn để đáp ứng kịp thời với nhu cầu công việc hàng ngày nhằm duy trì công việc. Do đó, chất lượng NNL càng được nâng cao.

Yếu tố chính trị - pháp luật: Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện buộc các nhà quản trị phải quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi đối với người lao động. Trong thời gian qua, chính sách pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CBCCVC, người sử dụng CBCCVC còn chưa chặt chẽ, các văn bản pháp luật được sửa đổi thường xuyên nên đã ảnh hưởng nhất định đến công tác quản trị NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT. Bên cạnh đó các Nghị định, Thông tư hướng dẫn còn chồng chéo đôi khi làm khó khăn trong quá trình thực thi công vụ. Trong giai đoạn hiện nay tỉnh cũng đang đẩy mạnh việc cải cách các thủ tục hành chính tạo mọi điều kiện cho người dân và DN nên áp lực cho CBCCVC về đáp ứng giải quyết trong công việc đòi hỏi ngày càng cao.

Yếu tố dân số và lực lượng lao động: Nguồn lực lao động dồi dào nhưng cũng gây khó khăn về vấn đề giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo và các vấn đề xã hội khác.

Yếu tố khoa học và công nghệ: Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Đồng Nai đã tận dụng được những lợi thế so sánh tương đối của vùng và đã đạt được những thành tựu kinh tế nhất định, nhất là trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay.

Thế kỷ 21, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, là nền tảng cho sự phát triển khoa học. Điều này ảnh hưởng mạnh trong công tác đào tạo và phát triển NNL. Thay đổi công nghệ tác động nhiều đến hiệu quả công việc, tác động đến việc bố trí và nâng cao trình độ cho người lao động. Việc áp dụng công nghệ hiện đại đã dẫn đến cơ quan phải đào tạo hay đào tạo lại, tập huấn để nâng cao trình độ đội ngũ CBCCVC. Tuy nhiên một số CBCCVC có thể bị giảm biên chế do dư thừa lao động, đòi hỏi cơ quan phải có kế hoạch về NNL sao cho phù hợp.

Yếu tố văn hóa xã hội: Ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quản trị NNL. Văn hóa giao tiếp, ứng xử và phong cách làm việc còn nhiều bất cập do CBCCVC sách nhiễu, phiền hà người dân, chưa có thái độ hòa nhã với dân. Nhiều CBCCVC chưa có tinh thần trách nhiệm, còn có tác phong trễ nải, chưa tuân thủ quy định CQNN, không có tinh thần cầu tiến hay phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, việc học tập tiếp thu cái mới còn chậm, thiếu tính hợp tác, tác phong chưa chuyên nghiệp gây khó khăn trong công tác tiếp dân. Bên cạnh đó, bản chất của người Việt Nam là cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo và ham học hỏi, chính điều này đã tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ đội ngũ CBCCVC hiện nay, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình điều hành, quản trị và giải quyết công việc một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)