Tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp kiến nghị và kỳ vọng vào sự quan tâm của lãnh đạo Sở sớm xem xét thực hiện và áp dụng:
Thứ nhất tiếp tục tăng cường ứng dụng hiệu quả thư điện tử Đồng Nai phục vụ trao đổi thông tin qua mạng máy tính, trong đó chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn thông tin khi ứng dụng. Thống nhất sử dụng hệ thống thư điện tử Đồng Nai trong CQNN, để đảm bảo tích hợp các ứng dụng dùng chung với các cơ quan, sở ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và tránh lãng phí tài nguyên, chi phí duy trì, vận hành các hệ thống thông tin.
Thứ hai duy trì ứng dụng CNTT quản trị văn bản và điều hành trên mạng, gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan với nhau, giữa các đơn vị trực thuộc và thực hiện ứng dụng trên mạng truyền số liệu chuyên dùng, hạn chế sử dụng văn bản giấy đối với các văn bản thông thường nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, giấy tờ, in ấn, góp phần hiện đại hóa nền hành chính. Chủ động rà soát triển khai, cài đặt và sử dụng phần mềm mã nguồn mở cho CBCCVC sử dụng để hạn chế vi phạm bản quyền phần mềm trong hoạt động ứng dụng công nghệ của CQNN.
Thứ ba bố trí cán bộ chuyên trách quản trị về an toàn thông tin cho đơn vị và
tạo điều kiện cho CBCCVC được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ về an toàn thông tin.
Thư bốn tổ chức đào tạo nâng cao trình độ quản trị cho cán bộ các cơ quan QLNN về công nghiệp CNTT. Đẩy mạnh đào tạo các chuyên gia an toàn thông tin cho cơ quan Đảng, Nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động của đội ứng cứu sự cố máy tính
và tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ này phù hợp xu hướng phát triển CNTT thế giới.
Tổ chức các buổi hội thảo giữa các Sở, Ban ngành để trao đổi kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp để nâng cao công tác phối hợp triển khai đạt hiệu quả các ứng dụng phục vụ người dân và DN.