Kiến nghị đối với UBND tỉnh Đồng Nai và các sở, ngành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 94 - 98)

Bên cạnh các giải pháp tác giả đưa ra, để các giải pháp đi vào thực tiễn góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại tại Sở Nông nghiệp và PTNT nói riêng và của tỉnh Đồng Nai nói chung. Tác giả xin có một số kiến nghị đối với UBND tỉnh Đồng Nai và các Sở, ngành sau:

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Nội vụ phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát các quy định hiện hành và căn cứ tình hình thực tế tại tỉnh Đồng Nai; nghiên cứu hoàn thiện quy trình thi tuyển CBCCVC; trong đó cần quy định rõ tiêu chuẩn năng lực, đạo đức đối với từng vị trí tuyển dụng, xây dựng thang đo lường năng lực CBCCVC, đánh giá kết quả thực hiện công việc một cách chính xác, khoa học, hiệu quả để sàng lọc những ứng viên thực sự xuất sắc phục vụ cho các CQHC nhà nước.

UBND tỉnh Đồng Nai cân đối ngân sách hàng năm, cấp kinh phí và giao quyền tự chủ về công tác đào tạo, phát triển NNL cho các Sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện. Như vậy, các cơ quan có thể tự chủ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC đáp ứng nhu cầu thực tế của đơn vị mình.

Các Sở ngành có liên quan (Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, v.v...) tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng cơ chế để huy động các nguồn lực từ bên ngoài, các nguồn tài trợ để tăng cường đào tạo CBCCVC. Đồng thời xây dựng cơ chế đánh giá hiệu quả sử dụng sau đào tạo để có sự điều chỉnh phù hợp kế hoạch, quy hoạch đào tạo. Tránh đào tạo chạy theo số lượng nhưng không đảm bảo về chất lượng, nghĩa là CBCCVC được đào tạo có đầy đủ bằng cấp nhưng không làm được việc trong thực tế. Tổ chức tốt việc kết hợp giữa các chính sách thu hút, đãi ngộ, tuyển dụng với đào tạo, sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo (đào tạo gắn với quy hoạch).

Rà soát lại quy định về tiêu chuẩn các chức danh, các đối tượng để điều chỉnh, bổ sung phù hợp nhằm đảm bảo cho việc đào tạo có hiệu quả.

Học tập kinh nghiệm và tranh thủ sự trợ giúp từ các nước phát triển trong khu vực đã thực hiện thành công chiến lược nâng cao năng suất lao động như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và các tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu, xây dựng các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động.

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của tỉnh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Nhà nước. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng “tăng giá trị, giảm đầu vào”. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và phát triển mạnh công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Tăng nhanh các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn để chuyển nhanh lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ có năng suất cao hơn.

Đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đề tăng cường huy động các nguồn lực, nguồn vốn cho phát triển nhân lực.

Phân bổ Ngân sách nhà nước có trọng tâm, trọng điểm để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là vốn đầu tư để phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực, trường trọng điểm quốc gia.

Đổi mới giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trong cách mạng công nghiệp 4.0: hoàn thiện cơ chế, bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo hướng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp; đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý giáo dục nghề nghiệp.

Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin trong toàn bộ hệ thống, phục vụ công tác quản lý và điều hành lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu; trung tâm quản lý, điều hành tổng thể về giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh; đầu tư các thiết bị, hệ thống thông tin quản lý; ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý dạy, học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Xây dựng thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến; khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa; hệ thống thiết bị mô phỏng, thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy học thuật và các phần mềm ảo mô phỏng thiết bị dạy học thực tế trong dạy học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Triển khai các hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực và nhu cầu đào tạo theo cơ cấu ngành và trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo từng giai đoạn.

Trong môi trường công nghiệp 4.0, phương pháp đào tạo cần phải thay đổi căn bản trên cơ sở lấy người học làm trung tâm và sự ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và truyền đạt bài giảng.

Lao động nông nghiệp là nguồn lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trong phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa lớn và có ứng dụng công nghệ cao. Do vậy, nhằm trang bị cho lao động khu vực nông nghiệp có tay nghề, kỹ thuật cao sẵn sàng tham gia sản xuất và hội nhập với thế giới, tỉnh cần tập trung đào tạo nâng cao chất lượng các đối tượng sau:

Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gắn liền với bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, trong đó tập trung vào đội ngũ công chức, viên chức; đội ngũ khuyến nông các huyện, thành phố; đội ngũ kỹ thuật viên trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; đội ngũ quản lý các hợp tác xã, tổ hợp tác, đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý.

Đối với đội ngũ cán bộ khuyến nông các huyện, thành phố cần tập trung đào tạo nâng cao năng lực và chuyên môn cho hệ thống cộng tác viên cơ sở, liên kết đào tạo bằng nhiều hình thức lồng ghép trong các chương trình khuyến nông địa phương.

Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ cán bộ khuyến nông, kỹ thuật viên, đội ngũ cán bộ quản lý, hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với kế hoạch đào tạo chung của tỉnh.

Đối với nông dân sản xuất giỏi, chủ trang trại, hợp tác xã: khuyến khích và tạo điều kiện việc đưa các nông dân, cán bộ trẻ, nông dân sản xuất giỏi đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố trong nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Lồng ghép nội dung đào tạo nghề nông thôn của tỉnh với việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại Đồng Nai. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề để phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, căn cứ vào tình hình thực tế và định hướng phát triển của Sở, tác giả đã trình bày những giải pháp cơ bản nhất để hoàn thiện công tác quản trị NNL tại Sở như nâng cao nhận thức, kỹ năng của lãnh đạo, hoàn thiện quy trình tuyển dụng, xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực CBCCVC, xây dựng giải pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc tại mỗi phòng chuyên môn...

Các giải pháp hoàn thiện NNL chủ yếu tập trung vào ba nhóm chức năng chủ yếu là chức năng thu hút NNL, chức năng đào tạo và phát triển NNL và chức năng duy trì NNL.

Đồng thời, tác giả cũng đã có những kiến nghị đối với Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai và Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai nhằm hoàn thiện công tác quản trị NNL CBCCVC của UBND tỉnh Đồng Nai nói chung và Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai nói riêng; tất cả vì mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCCVC giỏi chuyên môn, giàu nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến cho sự thành công lâu dài của Sở nhằm góp phần hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” sang các khu vực kinh tế khác trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai là cơ quan QLNN trực tiếp đối với ngành nông nghiệp tại địa phương, tất cả hoạt động của Sở đều có sức ảnh hưởng to lớn đến tình hình phát triển KTXH tại tỉnh Đồng Nai. Do vậy, việc xây dựng một đội ngũ CBCCVC của Sở đảm bảo đủ về số lượng và có trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt để hoàn thành xuất sắc công việc được giao là một nhu cầu hết sức cấp thiết.

Do đặc thù là một CQHC Nhà nước nên Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai phải chấp hành những quy định của cấp trên nên công tác quản trị NNL tại Sở vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, trong luận văn này, tác giả đã phân tích thực trạng công tác quản trị NNL tại Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai nhằm xác định những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại hạn chế và đề xuất một số giải pháp thiết thực, có thể áp dụng vào trong thực tế đối với đơn vị trong thời gian chờ đợi những sự thay đổi tích cực về chính sách quản lý vĩ mô từ phía Chính phủ.

Đối với tác giả, trong suốt quá trình học tập đã không ngừng nghiên cứu các tài liệu, giáo trình liên quan; luôn mạnh dạn trao đổi hỏi ý kiến các giảng viên hướng dẫn những môn học liên quan đặc biệt là những kiến thức và kinh nghiệm về quản trị NNL tại cơ quan đơn vị hành chính tỉnh Đồng Nai... Do vậy khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này tác giả đã có một số kiến thức cơ bản cả về cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn.

Xét thấy đề tài luận văn tác giả nghiên cứu không mới, nhưng thiết nghĩ đây là những nội dung mà Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai thực sự quan tâm. Điều quan trọng nhất là qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã bổ sung được những kiến thức quan trọng về quản trị NNL, nhận thấy được tầm quan trọng của NNL trong phát triển kinh tế, xây dựng đất nước và trong quá trình hội nhập và phát triển.

Đồng thời, điều quan trọng hơn nữa những kiến thức này tác giả áp dụng vào thực tế công việc hàng ngày để xây dựng tại cơ quan nơi tác giả đang công tác ngày một phát triển và có được sự hiệu quả bền vững trong hiện tại và tương lai./

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)