Các hình thức xuất khẩu chè

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 39 - 40)

VII. Tính mới và đóng góp của nghiên cứu

2.1.3. Các hình thức xuất khẩu chè

Những năm qua, các doanh nghiệp chè xuất khẩu với nhiều hình thức khác nhau, một số hình thức xuất khẩu chủ yếu là:

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu chè trực tiếp là việc xuất khẩu các loại chè do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu những mặt hàng này ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của doanh nghiệp mình. Đây là hình thức mà các doanh nghiệp ở Việt Nam thường áp dụng nhất kể từ khi nhà nước cho phép mọi doanh nghiệp đều được tham gia xuất khẩu.

Hình thức này có ưu điểm là mang lại lợi nhuận cao hơn các hình thức khác. Doanh nghiệp đứng ra với vai trò là người bán trực tiếp, do đó nếu mặt hàng chè có quy cách, chất lượng, mẫu mã tốt sẽ nâng cao được uy tín cho doanh nghiệp mình trên thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trước hết hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải xuất khẩu phải có vốn khá lớn ứng trước để tự sản xuất, thu mua, chế biến mặt hàng chè xuất khẩu nhất là những hợp đồng có giá trị lớn. Đồng thời loại hình xuất khẩu này lại cũng có những rủi ro lớn như: chè kém chất lượng, sai quy cách phẩm chất, mẫu mã không đạt yêu cầu dẫn tới không xuất khẩu được. Đặc biệt là đối với những loại chè mà doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu thì rủi ro này rất cao do công tác kiểm tra chất lượng chè khi thu mua kém, không chặt chẽ, không đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Xuất khẩu uỷ thác

Trong hình thức xuất khẩu chè uỷ thác doanh nghiệp ngoại thương đóng vai trò là trung gian xuất khẩu làm thay cho các doanh nghiệp sản xuất chè những thủ tục xuất khẩu cần thiết để xuất khẩu chè được hưởng phần trăm (%) theo giá trị lô hàng xuất khẩu. Tỷ lệ phần trăm này là do hai bên tự thoả thuận và ký kết hợp đồng, thông thường là 0,5% giá trị. Hình thức này chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp xuất khẩu một lượng hàng nhỏ hoặc trước kia doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.Hình thức xuất khẩu uỷ thác được tiến hành theo các bước sau:

Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là mức độ rủi ro thấp do không phải chịu trách nhiệm về giá cả tăng hay giảm bất thường, người đứng ra xuất khẩu chè không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Đặc biệt, với tình hình khan hiếm vốn như hiện nay các doanh nghiệp ngoại thương thường áp dụng hình thức này do không cần huy động vốn để mua chè. Tuy nhận tiền ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục, và tương đối tin cậy.

Xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai chính phủ

Đây là hình thức xuất khẩu chè (thường là để trả nợ) được ký theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Xuất khẩu chè theo hình thức này có nhiều ưu đãi như: khả

năng thanh toán chắc chắn (do nhà nước trả cho doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu), giá cả chè nhìn chung có thể chấp nhận được, doanh nghiệp chế biến không phải lo nghĩ về đầu ra cho chè mà mình sản xuất. Trên thực tế hiện nay, thì hình thức này rất ít được áp dụng. Nhà nước chỉ giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp nào có khả năng về tài chính, năng lực sản xuất nhất. Thông thường thì Tổng Công ty chè Việt Nam thực hiện hình thức này. Hình thức này còn thực hiện là việc trả nợ cho Nga và các nước Đông Âu, theo chương trình đổi dầu lấy lương với Iraq của Liên Hợp Quốc.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 39 - 40)