Kết luận chung về thực trạng sản xuất và xuất khẩu chè của thế giới và Việt

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 105 - 108)

VII. Tính mới và đóng góp của nghiên cứu

4.3.Kết luận chung về thực trạng sản xuất và xuất khẩu chè của thế giới và Việt

của thế giới và Việt Nam

Qua tìm hiểu tổng quan thị trường chè thế giới và xuất khẩu chè của Việt Nam, tác giả rút ra các kết luận sau đây:

1. Sản lượng và giá trị sản xuất chè hàng năm trên toàn cầu có xu hướng tăng cao. Hiện nay trên thế giới có 47 quốc gia tham gia sản xuất chè, Việt Nam là quốc gia sản xuất chè có sản lượng đứng thứ 6 thế giới.

2. Trên thế giới có khoảng có 163 quốc gia tham gia xuất khẩu và 200 quốc gia và khu vực nhập khẩu chè. Trong đó, 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới là Kenya, Trung Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ, Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu của 5 nước này chiếm 71% sản lượng xuất khẩu chè toàn cầu.

3. Sản lượng sản xuất chè Việt Nam có xu hướng tăng ổn định qua các năm, trung bình tăng 3%/năm. Chuỗi gồm bao gồm 3 khâu cơ bản: (1) trồng cà chăm sóc chè; (2) chế biến chè; (3) tiêu thụ chè. Tính đến năm 2020, cả nước có 34 tỉnh, thành trồng chè, 257 doanh nghiệp tham gia vào chế biến chè, 370 doanh nghiệp tham gia vào khâu tiêu thụ chè. Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, chuỗi giá trị chè Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong cả 3 khâu.

4. Liên kết giữa ba khâu (nuôi trồng, chăm sóc – chế biến – tiêu thụ) của ngành chè vẫn còn rời rạc, thiếu ăn khớp khiến sản phẩm chè chất lượng chưa cao, phát triển không ổn định và thiếu bền vững.

5. Chi phí logistic đối với ngành chè vẫn còn tương đối cao so với nhiều nước trên thế giới. Điều này làm nâng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh và gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam.

6. Về chính sách thương mại, một loạt các cải cách thương mại tiếp tục được thực hiện vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, hầu hết các hạn chế định lượng nhập khẩu vẫn còn tồn tại đã được gỡ bỏ.

7. Tỷ giá VND diễn biến khá ổn định trong những năm gần đây và trở thành một trong những công cụ chính trong điều tiết ngoại thương.

8. Về quản lý nhà nước đối với ngành chè ở cấp trung ương, ngành chè chịu sự quản lý chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ. Mặc dù có quy định rõ ràng về quyền hạn, nghĩa vụ, chức năng của các Bộ này đối với ngành chè, nhưng trên thực tế, còn nhiều vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời, hiệu quả của các chính sách ban hành chưa thể hiện rõ ràng.

9. Hiệp Hội chè đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của toàn ngành, tuy nhiên, Hiệp hội chưa được có cơ sở pháp lý rõ ràng. Theo quy định, các hiệp hội ngành hàng Việt Nam là tổ chức hoạt động tự nguyện, phi lợi nhuận. Trên thực tế, Hiệp hội chưa được trao quyền, gắn nghĩa vụ bằng văn bản rõ ràng. Và hơn hết, nguồn vốn hoạt động của Hiệp hội chủ yếu vẫn là nguồn quỹ từ các doanh nghiệp góp lại.

10.Giá trị xuất khẩu chè Việt Nam những năm qua thiếu ổn định, giá trị thấp, khó thâm nhập được vào các thị trường yêu cầu cao. Chủ yếu xuất khẩu sang các

thị trường dễ tính do chất lượng chè Việt Nam chưa cao, mẫu mã kém đa dạng, thương hiệu thấp, không đảm bảo được các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa đáp ứng kịp nhu cầu của người tiêu dùng tại các nước phát triển, giá thành cao.

Qua tìm hiểu thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam và thế giới cho thấy, chè là ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên các sản phẩm chè của Việt Nam chất lượng chưa cao; phần lớn chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm từ các nước phát triển; kiểu cách, mẫu mã, chủng loại sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng trên thế giới. Bên cạnh đó, chi phí logistic cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ chè vẫn còn cao so với nhiều nước trên thế giới đã khiến tổng chi phí xuất khẩu cao hơn trong khi giá chè ngày càng giảm. Trước tình hình đó, ngành chè đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp quản lý trực tiếp cũng như các nhà hoạch định chính sách thương mại chung nhưng xuất khẩu chè Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp bách, đòi hỏi các nhà quản lý phải xem xét lại cơ chế chính sách cho ngành chè. Điều này trước hết nên được bắt đầu bằng cách xem xét một cách nghiêm túc, khoa học, đầy đủ dẫn chứng về các nhân tố ảnh hưởng chính đến kết quả xuất khẩu chè của Việt Nam. Để làm được điều đó, điều này được tác giả trình bày trong nội dung phân tích kết quả nghiên cứu ở chương sau.

CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau khi xác định rõ mô hình nghiên cứu và thu thập dữ liệu, thực hiện đánh giá sơ bộ và lựa chọn phương pháp ước lượng, tác giả tiến hành ước lượng mô hình trọng lực cho ngành chè Việt Nam bằng phần mềm STATA 14.0. Kết quả nghiên cứu cuối cùng sẽ được dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của Việt Nam như trình bày dưới đây. Từ đó, giải thích nguyên nhân, thực hiện đánh giá tiềm năng thương mại chè, làm cơ sở cho việc đưa ra các hàm ý chính sách ở chương sau.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 105 - 108)