VII. Tính mới và đóng góp của nghiên cứu
5.2. Phân tích kết quả nghiên cứu
Ý nghĩa của các ước tính trong mô hình trọng lực phụ thuộc vào bản chất của biến, cụ thể là biến đó là biến liên tục (continuous variable) hay biến chỉ định (indicator variable). Theo Yotov (2016), trong trường hợp các biến liên tục, chẳng hạn như khoảng cách, việc giải thích ước lượng của hệ số trên logarit của biến liên tục chỉ đơn giản là độ co giãn của (giá trị của dòng thương mại) đối với biến liên tục. Ví dụ, giá trị thực nghiệm tiêu chuẩn cho ước tính biến khoảng cách trong hồi quy trọng lực của β12 = - 0,439 ngụ ý rằng khoảng cách tăng 1% sẽ đưa tới kết quả giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam với giảm 0.44%. Đối với các biến giả như VIETGAP,
PAVN, FTAVJ, FTAJ, BOR, ASEAN, WTO, EU, ảnh hưởng của các biến này có thể được tính theo tỷ lệ phần trăm như sau:
(công thức 5.1) Ví dụ, hệ số trong mô hình của FTAJ là β12 = -0,059, từ đó hệ số giải thích của nó bằng: [exp(-0,059) - 1]*100= -5,705%. Điều đó có nghĩa quốc gia nhập khẩu ký kết thêm 1 FTA với các nhà cung cấp khác thì xuất khẩu chè Việt Nam giảm 5,705%.
Phần dưới đây tác giả sẽ tiến hành phân tích kết quả để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè Việt Nam. Trong các biến đưa vào mô hình, một số biến mang ý nghĩa đưa ra hàm ý chính sách sẽ được phân tích sâu hơn, minh chứng rõ ràng hơn. Đối với các biến nhằm mục đích kiểm soát tốt mô hình (các nhân tố không thể thay đổi được bằng các chính sách) tác giả sẽ không tiến hành phân tích sâu. Các chính sách thương mại ảnh hưởng đến xuất khẩu chè cũng được trả lời trong phần phân tích này. Cuối cùng, tác giả sử dụng hệ số ước tính từ mô hình để ước tính tiềm năng thương mại một số thị trường trên thế giới.