Thực trạng quản lý đối với ngành chè

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 93 - 99)

VII. Tính mới và đóng góp của nghiên cứu

4.2.3. Thực trạng quản lý đối với ngành chè

4.2.3.1. Quản lý nhà nước đối với ngành chè

-Cấp Trung ương

Theo Luật tổ chức chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. Hiện nay, Chính phủ trung ương của Việt Nam có 22 bộ, cơ quan ngang bộ nhằm thực hiện quản lý nhà nước các vấn đề mang tính ngành, liên ngành cần quản lý. Nếu theo danh mục thống kê ngành kinh tế (21) thì có thể thấy các cơ quan quản lý nhà nước ngành có thể có sự kết hợp của nhiều ngành. Đồng thời, có những ngành của thống kê lại chia thành nhiều bộ. Theo đó, ngành chè có thể chịu sự quản lý của nhiều Bộ khác nhau.

Trong các văn bản pháp luật, tác giả không tìm thấy văn bản nào quy định ngành chè chịu sự quản lý chính của cơ quan trung ương nào. Rà soát các nghị định Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, tác giả rút ra kết luận về các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành chè (bao gồm cả ba khâu trong chuỗi giá trị là trồng trọt và chăm sóc, chế biến, phân phối và tiêu dùng) như sau:

Thứ nhất, ngành chè chịu sự quản lý chung của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam.

Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp như nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, kèm theo là Nghị định số 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12. Nghị định số 67/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP có đề cập đến miễn thủy lợi phí cho các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất theo Quyết định 497/2009/QĐ-TTg,

2213/2009/QĐ-TTg, Thông tư 09/2009/TT-NHNN, Thông tư 02/2010/TT-NHNN. Nghị định 210/2013/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Để giảm tốn thất sau thu hoạch và gia tăng giá trị, Chính phủ đã ra các chính sách như Quyết định 68/2013/QĐ-TTg, Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Để tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp – nông dân, tháng 10/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Quyết định này quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Năm 2013, nhằm duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Quyết định 899/QĐ-TTg về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó bao gồm mặt hàng chè. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Chính phù đã ra Nghị định 133/2013/NĐ-CP về sửa đổi NĐ 54/2013/NĐ-CP về đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Quyết định 57/2010/QĐ-TTg miễn thuế thuê đất với dự án xây dựng kho tạm trữ nông sản, Quyết định 3848/2010/QĐ-BCT cung cấp thông tin thị trường phục vụ tiêu thụ nông sản. Quyết định 1684/QĐ-TTg, ngày 30/9/2015 phê duyệt “Chiến lược Hội nhập kinh tế Quốc tế ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”, tập trung vào các ngành hàng nông sản lớn gồm lúa gạo, rau quả, thủy sản, cà phê, chè, cao su, điều, hồ tiêu, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, chăn nuôi... trong đó có đề cập đến các giải pháp chung và cụ thể thúc đẩy phát triển thị trường chính của các ngành hàng này.

Thứ hai, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn chịu chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong đó, một trong những nhiệm vụ chính của Bộ là phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó bao gồm ngành chè. Tuy nhiên, kể từ Quyết định số 43/1999/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 3 năm 1999 về kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2000 và định hướng phát triển chè đến năm 2005-2010 cho tới nay, tác giả chưa tìm thấy văn bản nào chỉ rõ chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển của ngành chè của những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, trong những năm qua, Bộ đã thường xuyên chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây trồng, sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn, kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất. Để thực hiện các nhiệm vụ của mình, thời gian qua, Bộ đã ban hành

một số văn bản nhằm như: Quyết định 86/2007/QĐ-BNN, tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9740:2013 (ISO 11287:2011) về tiêu chuẩn chè xanh, TCVN 1454:2013 thay thế TCVN 1454:2007 về tiêu chuẩn chè đen. Bên cạnh đó, nhằm hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh chè gắn với phát triển bền vững. Cùng với Bộ khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 3/2/2008 về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn. Thông tư 75/2009/TT-BNNPTNT quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất nông sản. Thông tư 37/2010/TT-BNNPTNT quy chuẩn quốc gia về chỉ tiêu vệ sinh ATTP Nông sản. Thông tư 13/2014/TT-NHNN, Thông tư 08/2014/TT- BNNPTNT hỗ trợ giảm tổn thất nông nghiệp. Đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông, lâm, thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch ngày 13/5/2014. Chỉ thị 1311/CT-BNN-TT năm 2012 đẩy mạnh ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Thông tư 54/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BNNPTNT- BTC-BKHĐT, Thông tư 53/2012/TT-BNNPTNT nhằm tháo gỡ khó khăn trong áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch Vietgap trong nông nghiệp. Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện ATTP. Tuy nhiên, quy hoạch ngành chè hiện nay vẫn còn manh mún, thiếu tập trung, chưa thể hiện rõ ý đồ, mục tiêu quy hoạch. Việc quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp, về kiểm dịch thực vật, bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật cũng chưa được Bộ quy định rõ ràng, triển khai cụ thể và kiểm soát chặt chẽ. Người trồng chè, các cơ sở sản xuất chè kém chất lượng vẫn hoạt động "tự do", thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Thứ ba, ngành chè chịu quản lý của Bộ Công Thương. Một trong những chức

năng của Bộ Công thương là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại ngành công nghiệp thực phẩm, thương mại trong nước, xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại. Trong đó, một trong những nhiệm vụ của Bộ là phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ (trong đó bao gồm ngành chè), kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt. Tuy nhiên, hầu hết các quy định của Bộ nhằm chỉ đạo chung cho thương mại các ngành nghề. Trên thực tế, rất ít văn bản quy định, hướng dẫn dành cho kinh doanh nông sản nói chung và ngành chè nói riêng. Trong đó có, Thông tư số 02/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công thương thay thế cho Thông tư số 07/2004/TT-BTM ngày 26/08/2004 của Bộ Thương mại miễn thuế nhập khẩu đối với các loại nguyên liệu sản xuất, vật tư nhập khẩu phục vụ nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới nhập khẩu; Thông tư liên tịch

34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương về việc hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn. Việc thiếu quy định rõ ràng về điều kiện hoạt động, nguyên tắc đảm bảo chất lượng sản phẩm, và thiếu giám sát từ các cơ quan chức năng thuộc Bộ đã dẫn đến các doanh nghiệp chế biến chè thành lập một cách dễ dàng với quy mô đa dạng, không được kiểm soát chặt chẽ về quy trình sản xuất chế biến. Điều đó góp phần làm chất lượng sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường không đồng đều, độ an toàn chưa đảm bảo, chất lượng thấp, thương hiệu kém so với chè xuất xứ từ các quốc gia khác. Bộ Công thương cũng là cơ quan phụ trách các chương trình xúc tiến thương mại tại các thị trường. Mặc dù, thời gian qua, các hoạt động xúc tiến thương mại ngành chè khá sôi nổi, tuy nhiên, kết quả được thể hiện chưa rõ ràng, thương hiệu chè Việt Nam vẫn chưa được biết đến trên nhiều thị trường, chưa xây dựng được văn hóa chè mang bản sắc Việt, doanh nghiệp vẫn loay hoay trong bài toán tìm đầu ra.

Thứ tư, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tiêu

chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam đối với các ngành nói chung, trong đó bao gồm ngành chè; thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức xây dựng, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng, ban hành, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; tổ chức, quản lý hoạt động của mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và phân định sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn và quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, công nhận năng lực tổ chức đánh giá sự phù hợp; Tổ chức nghiên cứu triển khai, ứng dụng, phát triển năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chủ trì thực hiện chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các thỏa thuận và điều ước quốc tế về việc thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong hoạt động của cơ quan, tổ chức

thuộc hệ thống hành chính nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp. Có thể thấy, Bộ Khoa học và Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong đổi mới công nghệ ngành chè, nâng cao chất lượng và năng suất sản phẩm, làm tăng năng lực cạnh tranh và khả năng thâm nhập thị trường quốc tế của ngành chè Việt Nam. Tuy nhiên, rà soát các văn bản của Bộ nhằm giải quyết các vấn đề về phát triển công nghệ sản xuất nông sản nói chung và chè nói riêng thì còn rất ít. Cụ thể bao gồm: Quyết định 1121/QĐ- BNN-KHCN 2008 ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp cho chè búp tươi an toàn; Quyết định 986/QĐ-BNN-KHCN, ngày 09/05/2014 về thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng KHCN cho Tái cơ cấu nông nghiệp, tập trung nghiên cứu xây dựng quy trình tái canh, quy trình thâm canh theo GAP; Quyết định 4999/QĐ-BNN-KHCN nhiệm vụ phục vụ Phát triển KHCN về giống 2021 – 2025. Bên cạnh đó, việc triển khai áp dụng và đánh giá hiệu quả của các văn bản này còn nhiều hạn chế. Đây có thể cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện trạng công nghệ sản xuất chè Việt Nam còn lạc hậu, chưa hiện đại, ít công nghệ chế biến sâu, sản phẩm đầu ra chất lượng chưa cao.

Bên cạnh đó, ngành chè còn chịu sự quản lý của các bộ liên quan khác như Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan ngang bộ khác về các vấn đề liên quan.

-Cấp địa phương

Về nguyên tắc, chính quyền địa phương (Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương) thực hiện quản lý nhà nước mang tính toàn diện tất cả các vấn đề (ngành) trên địa bàn lãnh thổ. Giúp việc cho hoạt động quản lý nhà nước mang tính chuyên ngành trên địa bàn lãnh thổ được thực hiện thông qua các cơ quan chuyên môn. Các địa phương đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các cơ sở nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ chè. Tuy nhiên, như thực trạng đã trình bày ở phần trên, trong số 34 tỉnh trồng chè, chưa tỉnh nào đạt được kết quả như mong muốn. Đời sống người dân trồng chè ở khắp cả nước nhìn chung vẫn bấp bênh.

4.2.3.2. Hiệp hội chè Việt Nam

Hiệp hội Chè Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người làm việc trong lĩnh vực trồng, chế biến và trao đổi chè tại Việt Nam. Hiệp hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnamese Tea Association, viết tắt là VITAS, thành lập vào ngày 19 tháng 7 năm 1988. Điều lệ hiện hành của Hiệp hội được thông qua tại Đại hội lần IV ngày 8/10/2013 tại Hà Nội, và được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định 431/QĐ- BNV ngày 21/4/2014. Trải qua các giai đoạn phát triển của ngành chè, VITAS luôn luôn là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích của những người làm chè. VITAS đóng vai trò như một nhạc trưởng hướng dẫn các hội viên thực hiện cam kết của mình về

sản xuất chè, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh công nghiệp. VITAS cũng tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, cam kết thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò và chức năng của VITAS được chia thành 5 nhóm sau: (1) Các hoạt động dịch vụ: bao gồm các dịch vụ về giống, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, đấu giá, đào tạo; (2) Các hoạt động tư vấn: tư vấn cho Chính phủ về chế độ, chính sách phát triển chè, tư vấn cho địa phương về quy hoạch, kế hoạch phát triển chè trên địa bàn, tư vấn doanh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè của Việt nam (Trang 93 - 99)